Chặt cây chắn sóng bảo vệ đê điều có bị phạt không? Những hành vi nào là hành vi bị cấm trong lĩnh vực đê điều?

Xin hỏi việc chặt cây chắn sóng bảo vệ đê điều có bị phạt không? Do tôi thấy có một người đến khu vực bảo vệ đê điều của nhà nước, chặt rất nhiều cây chắn sóng bảo vệ đê điều, tôi không biết hành động này có được hay không? Ngoài ra, tôi muốn hỏi thêm, những hành vi nào là hành vi bị cấm trong lĩnh vực đê điều?

Đê điều là gì?

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Đê điều 2006 định nghĩa đê điều như sau:

"2. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ."

Những hành vi nào là hành vi bị cấm trong lĩnh vực đê điều?

Tại Điều 7 Luật Đê điều 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Phá hoại đê điều.

- Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

- Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

- Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

- Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020)

- Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

- Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020)

- Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

- Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

- Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020)

- Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Như vậy, hành vi chặt phá cây chắn song bảo vệ đê điều là một hành vi bị nghiêm cấm.

Chặt cây chắn sóng bảo vệ đê điều có bị phạt?

Chặt cây chắn sóng bảo vệ đê điều có bị phạt không?

Chặt cây chắn sóng bảo vệ đê điều có bị phạt không?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm phá hoại đê điều như sau:

(1) Phạt tiền đối với hành vi phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê như sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với số lượng dưới 05 cây;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với số lượng từ 05 cây đến dưới 10 cây;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với số lượng từ 10 cây đến dưới 30 cây;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với số lượng từ 30 cây đến dưới 50 cây;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với số lượng từ 50 cây đến dưới 100 cây;

e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với số lượng từ 100 cây trở lên.

(2) Phạt tiền đối với các hành vi cuốc, xới, rẫy cỏ, gieo trồng các loại cây hằng năm, cây lâu năm trên đê, trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê như sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với diện tích dưới 01 m2 hoặc dưới 03 cây lâu năm;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 m2đến dưới 05 m2 hoặc từ 03 cây đến dưới 10 cây lâu năm;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích từ 05 m2 đến dưới 10 m2 hoặc từ 10 cây đến dưới 30 cây lâu năm;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 10 m2đến dưới 50 m2 hoặc từ 30 cây đến dưới 50 cây lâu năm;

đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2 hoặc từ 50 cây đến dưới 100 cây lâu năm;

e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích từ 100 m2 đến dưới 400 m2 hoặc từ 100 cây đến dưới 200 cây lâu năm;

g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 400 m2 trở lên hoặc từ 200 cây lâu năm trở lên.

(3) Phạt tiền đối với hành vi chiếm dụng, sử dụng, di chuyển sai quy định hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chiếm dụng, sử dụng sai quy định công trình phụ trợ đê điều;

b) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi di chuyển sai quy định hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều.

(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối hành vi đào ao, đào giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều.

(5) Phạt tiền đối với hành vi đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, cơ đê và chân đê như sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 0,3 m3;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 0,3 m3 đến dưới 01 m3;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 02 m3;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 02 m3 đến dưới 03 m3;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;

e) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;

g) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 15m3;

h) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 15 m3 trở lên.

(6) Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 01 m3;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 03 m3;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;

d) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3.

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

e) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 20 m3 trở lên.

(7) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm làm hư hỏng cống qua đê, gây cản trở vận hành cống qua đê mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm hư hỏng các bộ phận phụ trợ của cống gồm bảng, biển báo; cột thủy chí; thiết bị quan trắc;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng các bộ phận của cống nhưng chưa làm ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành, ổn định của cống như hàng rào, cổng, cửa, lan can bảo vệ;

d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng nhà bảo vệ máy móc; nhà quản lý cống; cầu công tác; phai, bộ phận thả phai và hành vi cản trở vận hành cống theo quy chuẩn kỹ thuật;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp vận hành của cống bao gồm cửa van, máy đóng mở, dàn van, hệ thống điện và các bộ phận khác;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp ổn định của cống bao gồm thân cống, trụ pin, tường cánh, bể tiêu năng, sân tiêu năng, khớp nối và các bộ phận khác.

(8) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm làm hư hỏng kè bảo vệ đê mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm hư hỏng các bộ phận phụ trợ của kè như bảng, biển báo; cột thủy chí; thiết bị quan trắc;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng mái kè, cơ kè với diện tích dưới 01 m2; chân kè dạng vật liệu rời với khối lượng dưới 01 m3; các bộ phận xây đúc của kè với khối lượng dưới 0,3 m3;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng mái kè, cơ kè với diện tích từ 01 m2 đến dưới 03 m2; chân kè dạng vật liệu rời với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 03 m3; các bộ phận xây đúc của kè với khối lượng từ 0,3 m3 đến dưới 01 m3;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng mái kè, cơ kè với diện tích từ 03 m2 đến dưới 10 m2; chân kè dạng vật liệu rời với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3; các bộ phận xây đúc của kè với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 02 m3;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng mái kè, cơ kè với diện tích từ 10 m2 trở lên; chân kè dạng vật liệu rời với khối lượng từ 05 m3 trở lên; các bộ phận xây đúc của kè với khối lượng từ 02 m3 trở lên.

(9) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây nổ làm nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 Luật Đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

(10) Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này.

(11) Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trồng lại cây chắn sóng đã phá hoại; cỏ đã bị cuốc, xới, rẫy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình đê điều đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 9 Điều này.

Như vậy, hành vi chặt cây chắn sóng bảo vệ đê điều sẽ bị phạt tùy theo số lượng cây đã chặt. Giả sư, chặt trên 100 cây thì mức phạt từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, mức phạt bổ sung là sẽ bị tịch thu lại số lượng cây đã chặt và phương tiện chặt phá. Và bắt buộc phải trồng lại cây chắn sống đã phá hoại.

Bảo vệ đê điều
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong bảo vệ đê điều vào mùa lũ như thế nào?
Pháp luật
Chặt cây chắn sóng bảo vệ đê điều có bị phạt không? Những hành vi nào là hành vi bị cấm trong lĩnh vực đê điều?
Pháp luật
Lực lượng canh gác đê được hưởng những chính sách nào? Lực lượng canh gác đê có thành tích xuất sắc thì có được khen thưởng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ đê điều
1,853 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ đê điều

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ đê điều

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào