Chấp hành viên thi hành án dân sự được lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký HĐDV bán đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
- Chấp hành viên thi hành án dân sự được lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký HĐDV bán đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
- Nếu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá thì xử lý ra sao?
- Trách nhiệm phối hợp của các đương sự với Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được quy định ra sao?
Chấp hành viên thi hành án dân sự được lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký HĐDV bán đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Bán tài sản đã kê biên
1. Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
a) Bán đấu giá;
b) Bán không qua thủ tục đấu giá.
2. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
...
Theo đó, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá mà đương sự không thoả thuận được tổ chức bán đấu giá tài sản thì Chấp hành viên được quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Chấp hành viên thi hành án dân sự được lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký HĐDV bán đấu giá tài sản trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Nếu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá thì xử lý ra sao?
Cũng tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Bán tài sản đã kê biên
...
3. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản;
b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
4. Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng.
Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
5. Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.
Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
6. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Chiếu theo quy định này, tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá thì Chấp hành viên bán đấu giá tài sản sẽ tiến hành kê biên tài sản đó.
Trách nhiệm phối hợp của các đương sự với Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 11 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau:
Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành án.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo quy định của Luật này.
Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm phối hợp của các đương sự với Chấp hành viên trong thi hành án dân sự quy định như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành án.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo quy định của Luật này.
+ Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?