Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian công tác pháp luật từ bao nhiêu năm trở lên?
- Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian công tác pháp luật từ bao nhiêu năm trở lên?
- Công việc cụ thể của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự được quy định ra sao?
- Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự cần có những năng lực chuyên môn nào? Nhóm yêu cầu khác đối với chức danh này?
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian công tác pháp luật từ bao nhiêu năm trở lên?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự ban hành kèm theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP đề cập về thời gian công tác pháp luật của vị trí này như sau:
5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực
5.1- Yêu cầu về trình độ
Trình độ đào tạo
● Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật.
● Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự theo quy định.
Bồi dưỡng, chứng chỉ
Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung ngày 25/11/2014.
...
Theo đó, Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, trừ trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp không qua thi tuyển (theo khoản 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014).
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự phải có thời gian công tác pháp luật từ bao nhiêu năm trở lên? (hình từ internet)
Công việc cụ thể của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự được quy định ra sao?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự ban hành kèm theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP đề cập đến công việc cụ thể của vị trí này như sau:
(1) Xây dựng văn bản
Công việc cụ thể:
Tham gia xây dựng văn bản về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Các văn bản, kiến nghị sát với thực tế khả thi.
(2) Hướng dẫn
Công việc cụ thể:
Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đúng quy định, kịp thời.
(3) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
Công việc cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định.
- Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo kết quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiến nghị các biện pháp giải quyết.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
- Kế hoạch thực hiện đảm bảo đúng quy định, đúng thời gian.
- Triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật, kịp thời.
- Báo cáo tình hình công tác đúng với thực tế, các giải pháp thực hiện đạt kết quả, hiệu quả cao.
(4) Phối hợp thực hiện nhiệm vụ
Công việc cụ thể:
Phối hợp tổ chức thi hành bản án, cưỡng chế thi hành án và giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Nội dung phối hợp được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức.
(5) Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp
Công việc cụ thể:
- Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn.
- Tham dự các cuộc họp đơn vị, cơ quan theo quy định.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Tham dự đầy đủ, tài liệu, ý kiến phát biểu có chất lượng, đúng nội dung yêu cầu.
(6) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.
(7) Nhiệm vụ khác
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự cần có những năng lực chuyên môn nào? Nhóm yêu cầu khác đối với chức danh này?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự ban hành kèm theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP đề cập đến năng lực chuyên môn và các yêu cầu khác với vị trí này như sau:
Yêu cầu về năng lực chuyên môn:
- Khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, báo cáo, kế hoạch,… liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ
- Am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, về công tác tổ chức cán bộ, báo cáo thống kê, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; am hiểu sâu và áp dụng thành thạo pháp luật, trình tự, thủ tục về thẩm tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
- Khả năng hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với các cơ quan thi hành án dân sự theo phân cấp.
- Khả năng tổ chức thực hiện, xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự.
Về yêu cầu khác với chức danh này gồm những yêu cầu sau:
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
- Nắm vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án trong việc tổ chức thi hành các vụ việc được giao.
- Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương; thông thạo địa bàn được phụ trách.
- Có khả năng phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
- Có khả năng soạn thảo các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Hiểu biết về lĩnh vực công tác và định hướng phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?