Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết những công việc gì và trong phạm vi nào?
Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết công việc trong phạm vi nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1004/QĐ-KTNN năm 2021 quy định Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết công việc trong phạm vi như sau:
- Điều hành hoạt động của Văn phòng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định, Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước và theo những quy định tại khoản 1 Điều này.
- Giải quyết những công việc do Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước giao.
- Trực tiếp giải quyết một số công việc đã phân công cho Phó Chánh Văn phòng nhưng Chánh Văn phòng thấy cần thiết phải giải quyết do nội dung có tính chất cấp bách hoặc quan trọng; do Phó Chánh Văn phòng được phân công phụ trách vắng mặt; những việc liên quan đến các Phó Chánh Văn phòng nhưng có ý kiến khác nhau.
- Ủy quyền cho Phó Chánh Văn phòng ký văn bản giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Chánh Văn phòng.
- Trong trường hợp cần thiết, Chánh Văn phòng quyết định điều chỉnh, hủy bỏ văn bản do các Phó Chánh Văn phòng đã xử lý khi xét thấy không đúng quy định của pháp luật hoặc không đúng chỉ đạo của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả công tác tháng, quý, 6 tháng, năm và những chuyên đề công tác đột xuất do Tổng Kiểm toán nhà nước giao;
- Chủ động phối hợp với các đơn vị khác trong toàn ngành để giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng;
- Dự họp giao ban Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước hàng tuần, giao ban định kỳ của Kiểm toán nhà nước và các cuộc họp khác do Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước triệu tập (nếu vắng mặt phải báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chủ trì cuộc họp và xin ý kiến ủy quyền cho cấp phó tham dự);
- Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý và điều hành phần kinh phí Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác thuộc trách nhiệm quản lý của Văn phòng; quản lý toàn bộ tài sản của đơn vị được cung cấp, mua sắm và chịu trách nhiệm quyết toán với Ngân sách nhà nước theo quy định; được ủy quyền cho Phó Chánh Văn phòng khi cần thiết.
Là chủ tài khoản đơn vị dự toán thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 3 và tổ chức công tác kế toán của cơ quan theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Kiểm toán nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết những công việc gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1004/QĐ-KTNN năm 2021 quy định Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết những công việc như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện Văn phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật Kiểm toán nhà nước, Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Kiểm toán nhà nước.
- Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước về các công việc liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng và tình hình liên quan đến Văn phòng.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cơ quan, tổ chức khác để giải quyết các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng hoặc các công việc đột xuất khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước.
- Phân công công việc cho các Phó Chánh Văn phòng; phân cấp, ủy quyền cho các Trưởng Phòng, Ban trực thuộc Văn phòng thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định.
Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, ủy quyền cho một Phó Chánh Văn phòng thay Chánh Văn phòng điều hành và giải quyết công việc của Văn phòng.
- Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Văn phòng, hoạt động của các Phòng, Ban trực thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền.
Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết những công việc gì và trong phạm vi nào? (Hình từ Internet)
Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước cần thảo luận tập thể Lãnh đạo Văn phòng trước khi quyết định những việc gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1004/QĐ-KTNN năm 2021 quy định Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước cần thảo luận tập thể Lãnh đạo Văn phòng trước khi quyết định những việc như sau:
- Chương trình công tác năm, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước xem xét, cho ý kiến trước khi ký ban hành.
- Các đề án do Văn phòng chủ trì xây dựng.
- Công tác tổ chức cán bộ.
- Những vấn đề quan trọng khác mà Chánh Văn phòng thấy cần bàn bạc tập thể trước khi quyết định.
Lưu ý: Trường hợp không có điều kiện thảo luận tập thể, Chánh Văn phòng chỉ đạo Phòng, Ban chủ trì nội dung chủ động lấy ý kiến bằng văn bản của các Phó Chánh Văn phòng. Sau khi các Phó Chánh Văn phòng có ý kiến, Chánh Văn phòng là người quyết định cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được cập nhật bao lâu một lần?
- Phương thức cung cấp số liệu của thành viên tham gia thị trường điện lực được thực hiện như thế nào?
- Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách tuyến cố định theo Nghị định 158/2024 thế nào?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thế nào?
- Khởi công xây dựng là gì? Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công là hành vi bị nghiêm cấm?