Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được thanh tra lại những vụ việc nào theo quy định?
Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Bộ trưởng kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
4. Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
5. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
6. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra hiện hành, Điều 8 Nghị định 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Giúp Bộ trưởng kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
- Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
- Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
- Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được thanh tra lại những vụ việc nào?
Tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
2. Thanh tra Sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.
3. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định thanh tra lại những vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
Thanh tra Sở báo cáo cho Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ báo cáo công tác thanh tra
1. Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành đến Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.
3. Thanh tra Sở báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?
- Trước ngày 15 12 hàng năm phải đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đúng không?
- Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại Thông tư 10 2024 TT BXD?
- Mẫu giấy xác nhận học sinh sinh viên mồ côi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội mới nhất là mẫu nào?