Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng giấy giới thiệu cho công chức của đơn vị không?
- Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc như thế nào?
- Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng giấy giới thiệu cho công chức của đơn vị không?
- Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có mối quan hệ như thế nào với lãnh đạo Bộ?
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ
1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Bộ; duyệt và ký tờ trình đối với các hồ sơ trình lãnh đạo Bộ về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cá biệt để hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ toàn ngành; trực tiếp chủ trì chỉ đạo một số lĩnh vực công tác của đơn vị. Điều hành đơn vị chấp hành theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, chính sách của địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Có quyền phân công cấp phó của đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; quyết định các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các cấp phó của đơn vị.
2. Dự họp giao ban cơ quan Bộ và các cuộc họp khác do lãnh đạo Bộ triệu tập (nếu vắng mặt phải báo cáo, được lãnh đạo Bộ chủ trì cuộc họp đồng ý và cử một cấp phó dự họp thay). Phân công xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kết luận của lãnh đạo Bộ, kế hoạch công tác năm, quý và tháng của đơn vị sau khi được lãnh đạo Bộ phụ trách phê duyệt.
3. Quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định và theo sự phân công, ủy quyền của Bộ trưởng; xây dựng và kiểm tra việc thực hiện nội quy làm việc trong đơn vị; tổ chức và chủ trì các cuộc họp sơ kết, tổng kết, kiểm điểm công tác của đơn vị; đánh giá và đề xuất danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị theo quy định; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc đánh giá công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị bảo đảm công khai, khách quan, dân chủ, công bằng, đúng quy định.
4. Đối với các đơn vị có tổ chức phòng và tương đương, người đứng đầu đơn vị quy định trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trong đơn vị, quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng và tương đương trong đơn vị.
5. Khi người đứng đầu đơn vị đi công tác hoặc nghỉ phép phải ủy quyền cho một cấp phó giải quyết một phần hoặc toàn bộ công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình.
6. Người đứng đầu đơn vị ký giấy mời họp đối với các hội nghị, hội thảo, cuộc họp do đơn vị chủ trì thực hiện sau khi được lãnh đạo Bộ đồng ý; trình lãnh đạo Bộ phê duyệt thông báo kết luận của lãnh đạo Bộ tại các cuộc họp, làm việc do đơn vị chủ trì.
7. Thực hiện quy định tại khoản 6, 7 Điều 9 của Quy chế này.
Như vậy, trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định cụ thể trên.
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng giấy giới thiệu cho công chức của đơn vị không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ và cấp phó của đơn vị
...
2. Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra ký thừa lệnh (TL) Bộ trưởng các văn bản sau:
a) Các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao; văn bản đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thuộc bộ, ngành thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác sau khi được lãnh đạo Bộ phê duyệt nội dung và đồng ý giao ký thừa lệnh;
b) Giấy triệu tập tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo do đơn vị chủ trì theo kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ duyệt;
c) Giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị;
d) Các văn bản giải quyết công việc cụ thể khi được lãnh đạo Bộ giao.
...
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng những văn bản cụ thể trên.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị.
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có mối quan hệ như thế nào với lãnh đạo Bộ?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Quan hệ giữa lãnh đạo Bộ với người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ
1. Lãnh đạo Bộ quyết định thời gian, nội dung, thành phần làm việc với đơn vị phụ trách. Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo chuẩn bị nội dung làm việc và tổ chức thực hiện kết luận của lãnh đạo Bộ tại buổi làm việc.
2. Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm báo cáo kịp thời với lãnh đạo Bộ phụ trách về kết quả thực hiện nhiệm vụ, kiến nghị các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện các quy định tại Điều 7 của Quy chế này và những vấn đề về cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung; đề xuất lịch làm việc với lãnh đạo Bộ và các đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; kiến nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ.
3. Khi lãnh đạo Bộ ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị đại diện cho Bộ tham dự các hội nghị, cuộc họp... thì người đứng đầu đơn vị phải phát biểu các nội dung quan trọng đã xin ý kiến Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách và báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách kết quả cuộc họp.
4. Lãnh đạo Bộ ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ chủ động chủ trì họp, làm việc với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để tổng hợp các vấn đề thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Bộ mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân còn có ý kiến khác nhau, trình Bộ trưởng quyết định.
Như vậy, quan hệ giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo với Chánh Thanh tra Bộ được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?