Chánh án Tòa án quân sự trung ương là ai? Chánh án Tòa án quân sự trung ương ủy nhiệm lãnh đạo công tác Tòa án cho ai khi vắng mặt?
Chánh án Tòa án quân sự trung ương là ai?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức công tác xét xử của Tòa án quân sự trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự;
- Báo cáo công tác của Tòa án quân sự với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong các Tòa án quân sự, trừ Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương là ai? Chánh án Tòa án quân sự trung ương ủy nhiệm lãnh đạo công tác Tòa án cho ai khi vắng mặt? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án quân sự trung ương ủy nhiệm lãnh đạo công tác Tòa án cho ai khi vắng mặt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương
1. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo đó, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương ngoài việc giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án thì khi Chánh án Tòa án quân sự trung ương vắng mặt có thể ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án cho một Phó Chánh án, Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương có quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu không?
Căn cứ Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử như sau:
Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.
4. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật này.
Như vậy, Chánh án Tòa án quân sự trung ương sẽ có thẩm quyền quyết định việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Top 6 mẫu viết đoạn văn tả về bố của em lớp 4 điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 4?
- Về hưu bao nhiêu năm thì không còn xét danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được nữa? Quyền lợi của người được tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú là gì?
- Nồng độ mol là gì? Công thức tính nồng độ mol? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần phản ứng hoá học?
- Mẫu báo cáo tình hình thu nộp từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất là mẫu nào theo Nghị định 67?
- Mẫu báo cáo các công việc, dự án đã thực hiện trong 3 năm gần nhất của nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175 ra sao?