Chánh án Tòa án quân sự trung ương có phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự không?
Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án quân sự trung ương như sau:
“Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương
1. Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
b) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
[...]”
Như vậy, Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định nên trên.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương có phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự không?
Căn cứ Điều 59 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Chánh án Tòa án quân sự trung ương như sau:
“Điều 59. Chánh án Tòa án quân sự trung ương
1. Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án quân sự trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
c) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực;
đ) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự;
e) Báo cáo công tác của Tòa án quân sự với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
g) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong các Tòa án quân sự, trừ Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Có nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn như quy định nêu trên. Theo đó Chánh án Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương
Quy định pháp luật về Phó Chánh án quân sự trung ương
Căn cứ theo Điều 60 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương như sau:
“Điều 60. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương
1. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Có nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương giúp Chánh án sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi nào Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?