Ai có thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương?
- Chức trách của Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương là gì?
- Công chức giữ chức danh Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương cần có tiêu chuẩn thế nào về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương?
Theo khoản 3 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Thư ký Tòa án như sau:
Thư ký Tòa án
...
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.
...
Theo quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương? (Hình từ Internet)
Chức trách của Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương là gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên cao cấp như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên cao cấp
1. Chức trách:
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự Trung ương.
...
Theo đó, công chức giữ chức danh Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thư ký Tòa án.
Công chức giữ chức danh Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương cần có tiêu chuẩn thế nào về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Theo khoản 3 Điều 5 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên cao cấp như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên cao cấp
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
b) Có năng lực đề xuất, tham mưu, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được giao;
d) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn được giao;
đ) Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực thi công vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
e) Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
...
Theo quy định công chức giữ chức danh Thư ký viên cao cấp trong Tòa án quân sự trung ương cần có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể như sau:
- Nắm vững và am hiểu sâu sắc hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được giao;
- Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn được giao;
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực thi công vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
- Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?