Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu theo trình tự nào? Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của ai?
Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của ai?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Như vậy, Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Trình tự bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định thực hiện bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo 14 bước sau đây:
- Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
- Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Quốc hội thảo luận.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thuý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ.
Trước đây, tại Điều 33 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định trình tự bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện qua 12 bước:
Bước 1: Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chánh án Toà án nhân dân tối cao; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Bước 2: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
Bước 3: Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
Bước 4: Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Bước 5: Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
Bước 6: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Bước 7: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
Bước 8: Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 9: Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
Bước 10: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bước 11: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ những gì khi nhậm chức?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Ngoài nội dung nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao.
Trước đây, nội dung tuyên thệ được căn cứ vào Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Tuyên thệ
1. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút.
Trong bộ máy nhà nước ta thì bốn chức danh phải tuyên thệ sau khi nhậm chức bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Sau khi nhậm chức, đứng trước Quốc kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Ngoài ra, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì? Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Mẫu tờ trình đề nghị gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu trường đại học mới nhất?
- Đối tượng bị thiệt hại do sự cố tràn dầu trên biển gây ra? 05 bước điều tra đánh giá xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển?
- Mẫu quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?