Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu hay bổ nhiệm? Chánh án có nhiệm vụ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm những chức danh nào?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu hay bổ nhiệm?
Việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu hay bổ nhiệm quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu hay bổ nhiệm?
(Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm những chức danh nào?
Những chức danh mà Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm được quy định tại khoản 7 Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
...
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán đúng không?
Quy định về Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp tại Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
b) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
c) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;
d) Công bố danh sách những người trúng tuyển.
3. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
Và quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?