Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
10. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.
Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
11. Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45; quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 24, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 41, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 58 của Luật này.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 6 Điều 66, khoản 3 và khoản 4 Điều 70, khoản 7 Điều 75, khoản 4 Điều 88, khoản 3 Điều 92 và khoản 3 Điều 93 của Luật này.
13. Quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán, ngân sách chi cho hoạt động của các Tòa án nhân dân; quy định biên chế của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện biên chế, quản lý cán bộ, quản lý và sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân.
15. Tổ chức công tác đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
16. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Quốc hội.
17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không chỉ được tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà còn là Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có tất cả bao nhiêu thành viên?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
...
Như vậy, thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có:
- Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người.
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có mặt tất cả các thành viên có đúng không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
...
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
Như vậy, phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?