Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thể áp dụng bao nhiêu hình thức kiểm tra đối với các đơn vị và cá nhân trong Tòa án?
- Mục đích kiểm tra đối với lĩnh vực công tác của các đơn vị và cá nhân trong Tòa án nhân dân là gì?
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thể áp dụng bao nhiêu hình thức kiểm tra đối với các đơn vị và cá nhân trong Tòa án?
- Thời hạn cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là trong bao lâu?
Mục đích kiểm tra đối với lĩnh vực công tác của các đơn vị và cá nhân trong Tòa án nhân dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định nội dung kiểm tra như sau:
Mục đích, nội dung kiểm tra
1. Mục đích kiểm tra
Thông qua công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những điểm mạnh, thuận lợi; những ưu điểm và thành tích công tác của cá nhân, đơn vị để khen thưởng kịp thời và nhân rộng trong Tòa án nhân dân. Đồng thời nhằm phát hiện khó khăn, vướng mắc, thiếu sót, tồn tại hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị để có biện pháp tháo gỡ, khắc phục hoặc xử lý kịp thời những sai phạm (nếu có).
...
Căn cứ quy định trên thông qua công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những điểm mạnh, thuận lợi; những ưu điểm và thành tích công tác của cá nhân, đơn vị để khen thưởng kịp thời và nhân rộng trong Tòa án nhân dân.
Đồng thời nhằm phát hiện khó khăn, vướng mắc, thiếu sót, tồn tại hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị để có biện pháp tháo gỡ, khắc phục hoặc xử lý kịp thời những sai phạm (nếu có).
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thể áp dụng bao nhiêu hình thức kiểm tra đối với các đơn vị và cá nhân trong Tòa án?
Theo Điều 5 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC như sau:
Hình thức kiểm tra
Người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra theo quy định tại Quy chế này có thể áp dụng một trong các hình thức kiểm tra sau:
1. Kiểm tra theo kế hoạch: Là việc kiểm tra thường xuyên hằng năm theo kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân cấp kiểm tra phê duyệt;
2. Kiểm tra đột xuất: Là việc kiểm tra ngoài kế hoạch, theo yêu cầu cấp thiết của công tác lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân tại thời điểm kiểm tra;
3. Tự kiểm tra: Là việc đối tượng kiểm tra tự tiến hành kiểm tra và báo cáo bằng văn bản đến người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.
Căn cứ quy định trên Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thể áp dụng một trong các hình thức kiểm tra đối với các đơn vị và cá nhân trong Tòa án sau:
- Kiểm tra theo kế hoạch: Là việc kiểm tra thường xuyên hằng năm theo kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiểm tra phê duyệt;
- Kiểm tra đột xuất: Là việc kiểm tra ngoài kế hoạch, theo yêu cầu cấp thiết của công tác lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân tại thời điểm kiểm tra;
- Tự kiểm tra: Là việc đối tượng kiểm tra tự tiến hành kiểm tra và báo cáo bằng văn bản đến người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.
Cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao (Hình từ Internet)
Thời hạn cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là trong bao lâu?
Theo Điều 11 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC như sau:
Thời hạn kiểm tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra được quy định như sau:
a) Cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. Đối với cuộc kiểm tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày;
b) Cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không quá 20 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày;
c) Cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện không quá 15 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
2. Thời hạn của cuộc kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
3. Việc kéo dài thời hạn kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều này do người ra quyết định kiểm tra quyết định.
Như vậy, cuộc kiểm tra theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao không quá 20 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?