Chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá basa bằng phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn thì phải lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào?
- Cá basa dễ mắc bệnh gan thận mủ vào khoảng thời gian nào trong năm nhất?
- Chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá basa bằng phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn thì phải lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào?
- Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá bằng phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn cần được xử lý ra sao?
Cá basa dễ mắc bệnh gan thận mủ vào khoảng thời gian nào trong năm nhất?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-16:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn quy định về đặc điểm dịch tễ của bệnh gan thận mủ như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
- Loài mẫn cảm: Cá tra, cá basa và một số loài cá da trơn nước ngọt khác;
- Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh gan thận mủ xuất hiện trên cá tra hầu như quanh năm, nhưng bệnh xảy ra nặng nhất vào lúc giao mùa, mùa mưa, thường bùng phát vào các tháng 7, 8, 10, 11;
CHÚ THÍCH: Đối với cá da trơn nuôi tại Mỹ thời gian bùng phát bệnh vào mùa xuân và mùa thu.
- Tần suất xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện nhiều lần trong 1 vụ nuôi;
- Bệnh xảy ra trên cá tra ở tất cả các giai đoạn nuôi, nhưng chủ yếu đối với cá dưới 400 g;
- Đường lây truyền: Edwardsiella ictaluri có thể xâm nhập vào cơ thể cá từ môi trường nước qua da, qua mang cá hoặc qua miệng.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
5.2.1 Giai đoạn cá mới nhiễm bệnh
- Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi.
5.2.2 Giai đoạn cá nhiễm nặng
- Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không có phản ứng với tiếng động xung quanh;
- Cá giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn;
- Cá có hiện tượng xuất huyết trên da, các gốc vây, hậu môn, phù mắt và sưng đầu;
- Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng (như đốm mủ);
- Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, số lượng cá chết hàng ngày cao và tỷ lệ chết tăng dần.
5.3 Bệnh tích
- Mổ khám quan sát thấy có nhiều đốm trắng trên gan, thận và lách;
- Thận, lách có hiện tượng xuất huyết, nhiều vùng bị hoại tử trầm trọng.
Theo đó, bệnh gạn thận mủ ở cá basa xuất hiện quanh năm nhưng bùng phát nặng nhất là vào lúc giao mùa, mùa mưa, thường bùng phát vào các tháng 7, 8, 10, 11, bệnh xuất hiện nhiều lần trong 1 vụ nuôi.
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây nên bệnh gan thận mủ ở cá basa có thể xâm nhập vào cơ thể cá từ môi trường nước qua da, qua mang cá hoặc qua miệng.
Chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá basa (Hình từ Internet)
Chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá basa bằng phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn thì phải lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào?
Theo tiết 6.1.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-16:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn quy định về mẫu chẩn đoán dùng trong phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn như sau:
6 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Giám định Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn
6.1.1 Lấy mẫu
6.1.1.1 Lấy mẫu nguyên con
- Đối tượng thu mẫu bệnh phẩm: Lựa chọn các con cá còn sống hoặc vừa mới chết có triệu chứng lâm sàng như được mô tả tại 5.2;
- Số lượng cá trên mỗi mẫu bệnh phẩm phụ thuộc vào kích cỡ của cá:
Cá giống: lấy từ 3 con đến 5 con/mẫu bệnh phẩm;
Cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu bệnh phẩm;
- Bao gói mẫu bệnh phẩm: cho cá vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, hàn hoặc đậy kín
...
Theo đó, đối tượng thu mẫu bệnh phẩm phải là các con cá còn sống hoặc vừa mới chết có triệu chứng lâm sàng.
Số lượng cá trên mỗi mẫu bệnh phẩm phụ thuộc vào kích cỡ của cá:
- Cá giống: lấy từ 3 con đến 5 con/mẫu bệnh phẩm;
- Cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu bệnh phẩm;
Sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm theo đúng tiêu chuẩn phải thực hiện bao gói mẫu bệnh phẩm (cho cá vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, hàn hoặc đậy kín).
Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh gan thận mủ ở cá bằng phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn cần được xử lý ra sao?
Theo tiết 6.1.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-16:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn quy định về xử lý mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Giám định Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn
6.1.1 Lấy mẫu
...
6.1.1.2 Lấy mẫu bệnh phẩm
- Vô trùng bên ngoài bề mặt cá bằng etanol 70 % (thể tích) (3.1.1), dùng pank, kéo vô trùng mổ để bộc lộ tổ chức bên trong;
- Dùng bông cồn thấm và vô trùng bề mặt của tổ chức có bệnh tích điển hình như mô tả tại 5.3;
- Dùng kéo vô trùng cắt tổ chức đã được vô trùng cho vào dụng cụ chứa vô trùng và đậy kín;
- Đối với tổ chức thận: Dùng bông cồn để thấm và vô trùng bề mặt của thận. Dùng kéo vô trùng cắt tiền thận.
Như vậy, sau khi thu được mẫu bệnh phẩm đúng với tiêu chuẩn thì thực hiện vô trùng mẫu bệnh phẩm từ ngoài bề mặt bằng etanol 70 % (thể tích) , dùng pank, kéo vô trùng mổ để bộc lộ tổ chức bên trong.
Dùng bông cồn thấm và vô trùng bề mặt của tổ chức có bệnh tích điển hình; cắt tổ chức đã được vô trùng cho vào dụng cụ chứa vô trùng và đậy kín (kéo cắt phải vô trùng).
Đối với tổ chức thận thì phải dùng bông cồn để thấm và vô trùng bề mặt của thận. Dùng kéo vô trùng cắt tiền thận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?