Chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà cần chuẩn bị các loại thuốc điều trị như thế nào?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà theo quy định của pháp luật mới nhất. Trong đại dịch gần đây, có rất nhiều người đã nhiễm COVID-19 và phải tự điều trị tại nhà. Đối với những người trưởng thành, khỏe mạnh khi mắc COVID-19 cũng còn lúng túng trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Vậy đối với những trẻ em mắc COVID-19 thì pháp luật có văn bản nào hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà không?

Tiêu chí chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà

Tại mục 2 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19, tiêu chí chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà cụ thể như sau:

Đối với trẻ sơ sinh

- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ;

- Không có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

+ Bú ít hoặc bỏ bú;

+ Ngủ li bì khó đánh thức;

+ Các dấu hiệu suy hô hấp: tần số thở > 60 lần/phút ở 2 lần đếm khác nhau, thở rên, thở khò khè, thở rít, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, có cơn ngưng thở trên 20 giây, SpO2<96%;

+ Co giật hoặc co cứng; cử động bất thường;

+ Thân nhiệt: Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ; hạ thân nhiệt dưới 36°C sau khi đã ủ ấm;

+ Mắt sưng đỏ hoặc có mủ; rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ;

+ Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo, tiểu ít;

+ Vàng da xuất hiện trước 3 ngày tuổi, đặc biệt là vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh; Vàng da kéo dài trên 14 ngày; Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh; Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; Vàng da tăng nhanh; Vàng da kèm phân bạc màu;

+ Tiêu hóa: Nôn liên tục, bụng chướng, tiêu chảy, phân có máu;

+ Tình trạng bất thường khác của trẻ.

Covid-19

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà

Các vật dụng cần thiết cần phải chuẩn bị tại nhà khi mắc COVID-19

Tại mục 4 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19" quy định về tiêu chí đối với người Covid-19" quy định về các vật dụng cần thiết nên chuẩn bị tại nhà cụ thể như sau:

- Nhiệt kế;

- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);

- Khẩu trang y tế;

- Phương tiện vệ sinh tay;

- Vật dụng cá nhân cần thiết;

- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).

Các loại thuốc cần thiết phải chuẩn bị tại nhà khi mắc COVID-19

Tại mục 4 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 quy định về các loại thuốc cần thiết nên chuẩn bị tại nhà cụ thể như sau:

- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.

- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.

- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà

Tại mục 3 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 như sau:

(1) Theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày

- Theo dõi dấu hiệu toàn trạng của trẻ: tình trạng bú mẹ, màu sắc da, phân và nước tiểu;

- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày (thân nhiệt bình thường của trẻ là từ 36,5 đến 37,5°C);

- Đếm nhịp thở và đo SpO2 (nếu có máy) 2 lần/ngày;

Lưu ý: các máy đo SpO2 được dùng cho người lớn có thể không đo chính xác ở trẻ sơ sinh, do đó phải kết hợp theo dõi các dấu hiệu toàn trạng của trẻ.

- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh đã nêu tại Mục 2, Phần II của Hướng dẫn này.

(2) Chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh

Không nhất thiết phải làm xét nghiệm thường xuyên test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR SARS-CoV-2 cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả khi người chăm sóc trẻ mắc COVID-19.

*Nếu cả bà mẹ và trẻ sơ sinh đều được xác định mắc COVID-19:

+ Duy trì cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ ngạt mũi khó bú, vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho bú.

+ Nếu trẻ không bú được, vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.

*Nếu chỉ có bà mẹ được xác định mắc COVID-19: Tư vấn cho bà mẹ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ và nguy cơ trẻ sơ sinh có thể mắc COVID-19.

- Trường hợp bà mẹ quyết định tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ:

+ Rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi cho trẻ bú và đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc gần với trẻ;

+ Vệ sinh bầu vú 1 lần/ngày khi vệ sinh thân thể, không cần vệ sinh trước mỗi lần cho bú; Nếu bà mẹ ho, hắt hơi làm chất tiết bắn vào bầu vú, vệ sinh vú bằng nước sạch và xà phòng sau đó lau khô;

+ Nếu trẻ không bú được cần hướng dẫn bà mẹ vắt sữa bằng tay (hoặc bằng dụng cụ) và cho trẻ ăn bằng cốc và thìa; Rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi vắt sữa; Đeo khẩu trang trong quá trình vắt sữa và cho trẻ ăn; Vệ sinh dụng cụ vắt sữa, máy hút sữa và các dụng cụ cho trẻ ăn như cốc, thìa (tốt nhất tiệt trùng bằng cách hấp hoặc luộc);

- Trường hợp sức khỏe bà mẹ tiến triển nặng, không thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ: Sử dụng sữa thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ (nếu có) hoặc nuôi dưỡng trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Hỗ trợ bà mẹ cho con bú ngay khi sức khỏe ổn định.

Trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà cần chuẩn bị các loại thuốc điều trị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà
2,502 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào