Cha mẹ ly hôn không ai nhận trách nhiệm nuôi con thì có thể gửi con vào trại mồ côi không? Ai là người có trách nhiệm nuôi con sau ly hôn?
Ai là người có trách nhiệm nuôi con sau ly hôn?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau:
"Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."
Ngoài ra tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con như sau:
"Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ."
Theo quy định nêu trên thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Trường hợp, cha mẹ ly hôn thì vẫn phải đảm bảo về quyền và nghĩa vụ nuôi con của mình; cả hai có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Như vậy cả cha và mẹ ngay cả khi ly hôn vẫn phải có trách nhiệm nuôi con chung.
Cha mẹ ly hôn không ai nhận trách nhiệm nuôi con thì có thể gửi con vào trại mồ côi không?
Căn cứ Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em:
"Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
...
b) Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
...".
Trường hợp trẻ có cha mẹ, người thân thích nhưng cha mẹ, người thân thích không có khả năng nuôi dưỡng thì mới có thể làm thủ tục gửi trẻ vào trại mồ côi. Còn trường hợp cha mẹ có điều kiện mà không muốn nuôi dưỡng là không được chấp nhận. Theo đó, khi không có khả năng nuôi dưỡng thì trước tiên cần báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tìm gia đình mới cho bé, nếu không tìm được thì mới đưa vào trại mồ côi.
Trong trường hợp này trách nhiệm nuôi con vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, khi ly hôn thì cha mẹ vẫn phải bào đảm trách nhiệm trên.
Gửi trẻ vào trại mồ côi
Người muốn nhận nuôi con nuôi thì cần phải đạt những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện nhận con nuôi như sau:
"Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này."
Theo đó, nếu anh muốn nhận nuôi cháu của mình thì cần phải đạt đủ những điều kiện nêu trên và tất nhiên không được vướng vào những trường hợp mà pháp luật không cho nhận nuôi con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?