Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ sẽ bị xử phạt bao nhiều tiền?

Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiều tiền? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ là bao lâu?

Một trong những nghĩa vụ của cha mẹ là phải chăm lo cho việc học tập của trẻ phải không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Theo quy định trên thì cha mẹ phải có nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Như vậy, có thể nói một trong những nghĩa vụ của cha mẹ là phải chăm lo việc học tập của trẻ.

Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiều tiền?

Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiều tiền? (Hình từ internet)

Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiều tiền?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em như sau:

Vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
b) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.

Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...

Theo đó, việc cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Mà theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đóng góp chăm lo cho việc học tập của trẻ là 01 năm.

Quyền trẻ em
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên khi phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em?
Pháp luật
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?
Pháp luật
Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Pháp luật
Mức phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại đất mới nhất hiện nay theo Nghị định 123 2024 thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi vẽ lên cột điện tại nơi công cộng mà không được sự cho phép của cơ quan sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất với giá trị sản phẩm là 530 triệu đồng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì? Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu?
Pháp luật
Nếu vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử lý thì người đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt hành vi bỏ hoang đất mới nhất theo Nghị định 123 2024 áp dụng từ ngày 4 10 2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền trẻ em
605 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền trẻ em Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền trẻ em Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào