CFC là chất gì? Chất CFC có làm suy giảm tầng ô dôn không? Có được nhập khẩu có chứa chất CFC làm suy giảm tầng ô dôn không?
CFC là chất gì? Chất CFC có làm suy giảm tầng ô dôn không?
CFC là tên viết tắt của Chlorofluorocarbon. CFC là một hợp chất hữu cơ và có cấu tạo bao gồm Cacbon, Clo và Flo. Đặc biệt là chúng khó cháy hơn so với metan, và không hòa tan tốt trong nước. Đặc biệt, chúng chủ yếu hoà tan trong không khí.
CFC không chỉ là sản phẩm tổng hợp của con người hiện nay mà còn là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp lạnh, được sử dụng để làm lạnh, làm chất đẩy và dung môi. Chất CFC xuất hiện trong các thiết bị điều hòa, tủ lạnh và máy lạnh hàng ngày.
Do đó, ngày nay chính sự phổ biến của chất CFC cũng là nguyên nhân gây ra một tác động đáng lo ngại. Khi CFC xâm nhập vào khí quyển, chúng gây ra sự phá hủy tầng ô dôn khí quyển.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
c) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
d) Halon;
đ) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
e) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.
...
Theo đó, chlorofluorocarbon (được gọi tắt là CFC) là một chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát theo quy định.
CFC là chất gì? Chất CFC có làm suy giảm tầng ô dôn không? Có được nhập khẩu có chứa chất CFC làm suy giảm tầng ô dôn không? (Hình từ Internet)
Tổ chức có được nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm có chứa chất CFC làm suy giảm tầng ô dôn không?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
...
4. Chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.
5. Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
b) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
c) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
d) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về việc tổ chức không được nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm có chứa chất CFC làm suy giảm tầng ô dôn.
Cùng với đó viện dẫn đến khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Danh mục các chất được kiểm soát
1. Danh mục các chất được kiểm soát cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ theo điểm d khoản 5 Điều 22 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP được quy định tại Phụ lục III.1 kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.2 kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục các chất gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.3 kèm theo Thông tư này.
4. Danh mục các sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát theo điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục III.4 kèm theo Thông tư này.
Do đó, danh mục các chất được kiểm soát cấm nhập khẩu và tiêu thụ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể xem thêm tại Phụ lục III.1 kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT ban hành. Tải về Xem thêm tại đây.
Mức tiêu thụ và sản xuất cơ sở các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát
...
4. Mức tiêu thụ và sản xuất cơ sở các chất HFC
a) Mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở mức tiêu thụ trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022 cộng (+) với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này tính theo lượng CO2 tương đương;
b) Mức sản xuất cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng sản xuất trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mức sản xuất và tiêu thụ cơ sở các chất HFC của Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; định kỳ công bố tổng lượng tiêu thụ quốc gia theo từng giai đoạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là các chất Hydrofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HFC).
Như vậy, mức tiêu thụ và sản xuất cơ sở các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là các chất (HFC) bao gồm:
+ Mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở mức tiêu thụ trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022 cộng (+) với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP tính theo lượng CO2 tương đương;
+ Mức sản xuất cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng sản xuất trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?