Cây xanh sử dụng công cộng có được gọi là cây xanh đô thị không? Cây xanh sử dụng công cộng khi chặt hạ, dịch chuyển phải xin cấp giấy phép đúng không?
Cây xanh sử dụng công cộng có được gọi là cây xanh đô thị không?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Thông tư 20/2005/TT-BXD giải thích một số từ ngữ như sau:
GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ
1. Cây xanh đô thị bao gồm:
a) Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường).
b) Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, các công sở, trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà vườn của các tổ chức, cá nhân.
c) Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu.
...
Theo đó, cây xanh đô thị gồm có cây xanh sử dụng công cộng và được giải thích là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng như công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường.
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP cũng có quy định cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.
Như vậy, cây xanh sử dụng công cộng được gọi là cây xanh đô thị.
Cây xanh sử dụng công cộng có được gọi là cây xanh đô thị không? Cây xanh sử dụng công cộng khi chặt hạ, dịch chuyển phải xin cấp giấy phép đúng không? (Hình từ Internet)
Cây xanh sử dụng công cộng khi chặt hạ, dịch chuyển phải xin cấp giấy phép đúng không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
...
Như vậy, theo quy định trên, cây xanh sử dụng công cộng khi chặt hạ, dịch chuyển phải xin cấp giấy phép nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
- Cây bóng mát trên đường phố;
- Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Trường hợp chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy thì được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng phải nộp tại cơ quan nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
...
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
5. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
...
Như vậy, theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng phải nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng gồm có:
- Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
Lưu ý: Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?