Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm bao nhiêu lĩnh vực? Các chuẩn nào thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn?

Cho tôi hỏi về cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm bao nhiêu lĩnh vực? Các chuẩn nào thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi? Xin cám ơn. Câu hỏi của anh N.T.H đến từ Quảng Bình.

Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm bao nhiêu lĩnh vực?

Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được quy định tại Điều 2 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT như sau:

Cấu trúc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
1. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số.
2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được trình bày theo cấu trúc sau:
a. Lĩnh vực phát triển bao gồm các chuẩn.
b. Chuẩn bao gồm các chỉ số.

Như vậy, theo quy định trên Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi có cấu trúc gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số.

Ngoài ra, cấu trúc của Bộ chuẩn được trình bày theo thứ tự và trong mỗi lĩnh vực phát triển sẽ bao gồm các chuẩn, mỗi chuẩn sẽ bao gồm các chỉ số.

Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm bao nhiêu lĩnh vực? Các chuẩn nào thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn?

Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm bao nhiêu lĩnh vực? Các chuẩn nào thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn? (Hình từ Internet)

Các chuẩn nào thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi?

Có 06 chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Điều 7 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT cụ thể như sau:

- Chuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nói

+ Chỉ số 61. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi;

+ Chỉ số 62. Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động;

+ Chỉ số 63. Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi;

+ Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.

- Chuẩn 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp

+ Chỉ số 65. Nói rõ ràng;

+ Chỉ số 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày;

+ Chỉ số 67. Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp;

+ Chỉ số 68. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;

+ Chỉ số 69. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động;

+ Chỉ số 70. Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được;

+ Chỉ số 71. Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định;

+ Chỉ số 72. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.

- Chuẩn 16. Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp

+ Chỉ số 73. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp;

+ Chỉ số 74. Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;

+ Chỉ số 75. Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện;

+ Chỉ số 76. Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói;

+ Chỉ số 77. Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống;

+ Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy.

- Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc

+ Chỉ số 79. Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh;

+ Chỉ số 80. Thể hiện sự thích thú với sách;

+ Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.

- Chuẩn 18. Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc

+ Chỉ số 82. Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống;

+ Chỉ số 83. Có một số hành vi như người đọc sách;

+ Chỉ số 84. “Đọc” theo truyện tranh đã biết;

+ Chỉ số 85. Biết kể chuyện theo tranh.

- Chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết

+ Chỉ số 86. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói;

+ Chỉ số 87. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;

+ Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái;

+ Chỉ số 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;

+ Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;

+ Chỉ số 91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Các cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành?

Căn cứ theo quy định về trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo tại Điều 9 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT như sau:

Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
Căn cứ Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Như vậy, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được quy định tại Điều 10 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT như sau:

Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
Phòng giáo dục và đào tạo các quận/huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

Theo quy định trên, phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm bao nhiêu lĩnh vực? Các chuẩn nào thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ chuẩn phát triển trẻ em
1,561 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ chuẩn phát triển trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ chuẩn phát triển trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào