Câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc? Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc?

Câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc? Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc?

Câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc? Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc?

Có thể tham khảo các mẫu câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc - Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc sau đây:

Mẫu câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc:

- Bánh chưng tượng trưng cho điều gì trong văn hóa Việt Nam?

Đáp án: Tượng trưng cho đất.

- Phong bao lì xì đỏ tượng trưng cho điều gì?

Đáp án: Tài lộc và may mắn.

- Tết Nguyên đán còn được gọi là gì?

Đáp án: Tết ta, Tết cổ truyền, Tết âm lịch.

- Tháng Chạp là tháng mấy?

Đáp án: Tháng Chạp là tháng 12 âm lịch.

- Tết Nguyên đán bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?

Đáp án: Tết Nguyên đán thường được tính bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Táo về trời) cho đến ngày mùng 10 tháng Giêng. Tuy nhiên hiện nay, do công việc bận rộn nên nhiều người chỉ còn tính Tết cho đến hết 3 ngày đầu tiên của năm mới (mùng 1, 2, 3).

- Khoảnh khắc chuyển giao từ năm này sang năm khác được gọi là gì?

Đáp án: Giao thừa.

- Tên 3 vị thần tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe và giàu sang?

Đáp án: 3 vị thần đó là Phúc, Thọ và Lộc.

- Tên loại thức ăn ngọt có rất nhiều hương vị và được xem là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết?

Đáp án: Mứt Tết. Đây là loại thức ăn cổ truyền của người Việt được làm từ các loại củ quả như gừng, dừa, bí, hạt sen, cà chua, quất, hồng, thơm... Hương vị của mứt Tết rất ngọt ngào và thường được người Việt dùng để đãi khách dịp năm mới.

- Con gì tới 12h đêm giao thừa thì thay đổi hình dạng?

Đáp án: Con giáp.

- Loài cây gì chỉ có vào dịp Tết, không hoa, không trái?

Đáp án: Cây nêu. Loài cây do người Việt dựng nên trước sân nhà vào dịp Tết. Cây nêu thường được làm từ thân cây tre, cây trúc, cây lồ ô. Độ dài cây nêu khoảng 5 - 6m và được tỉa sạch lá, chỉ để lại lá trên ngọn. Theo quan điểm dân gian của người Việt, từ ngày 23 tháng Chạp, Táo quân đã về chầu Trời, cho đến tận Giao thừa mới quay lại.

- Tại sao thường có múa lân vào dịp Tết?

Đáp án: Để xua đuổi những điều xui xẻo, giúp may mắn đến, làm ăn suôn sẻ. Theo quan điểm dân gian, lân là một trong 4 loài vật linh thiêng là Long – Lân – Quy – Phụng (rồng – lân – rùa – phượng hoàng). Đây là những con vật thần thoại tượng trưng cho may mắn, sức mạnh, hạnh phúc và tiền tài. Do đó, múa lân là để bày tỏ mong ước sẽ xua đuổi được những điều xấu của năm cũ và đón rước tốt lành cho năm mới.

Trên đây là các mẫu câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc - Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc.

*Các mẫu câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc - Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc? Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc? (Hình từ internet)

Câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc? Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc? (Hình từ internet)

Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, theo các quy định trên thì Tết âm lịch 2025 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Lưu ý: người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa:
....
2.Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Theo đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải đáp ứng các điều kiện:

- Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.

- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn

- Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, người dân cần lưu ý mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa đạt điều kiện trên để sử dụng hợp pháp.

Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, nghỉ tết 2025, người lao động được nghỉ 05 ngày nghỉ hưởng nguyên lương.

Tết Âm lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc? Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc?
Pháp luật
Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
Pháp luật
Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
Pháp luật
Mâm cúng Ông Táo năm 2025 gồm những gì? Mâm cúng ông Táo đơn giản hoa quả nên có gì? Mâm cơm cúng 23 gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu trang trí bảng Tết 2025 năm Ất Tỵ đẹp, đơn giản? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu Thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025? Tải mẫu Thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 ở đâu?
Pháp luật
Câu đố về ngày Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025 có đáp án? Câu hỏi trắc nghiệm về ngày Tết có đáp án?
Pháp luật
5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
Pháp luật
Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
Pháp luật
23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết Âm lịch
1 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Âm lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết Âm lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào