Cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá là cặp mồi nào? Tiến hành phản ứng PCR trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá ra sao?

Dung dịch thuốc thử TAE trong các loại thuốc thử để tiến hành phương pháp PCR nhằm chẩn đoán bệnh lở loét ở cá cần được điều chế như thế nào? Cần sử dụng cặp mồi nào để tiến hành phản ứng PCR? Xin cám ơn.

Dung dịch TAE trong thuốc thử dùng để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá bằng phương pháp PCR được điều chế như thế nào?

Theo Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về dung dịch TAE như sau:

"A.1. Dung dịch đệm TAE hoặc TBE
A.1.1. Thành phần
Dung dịch TAE (hoặc TBE) 10X: 100 ml
Nước khử ion: 900 ml
Tổng 1000 ml dung dịch TAE (TBE) 1X
A.1.2. Chuẩn bị
Lấy 100 ml dung dịch TAE (TBE) 10X hòa chung với 900 ml nước khử ion, khuấy và lắc đều.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
A.2. Thuốc nhuộm Hematoxylin (dung dịch Hematoxylin - Mayer)
A.2.1. Thành phần
Hematoxylin dạng tinh thể:1 g
Natri iodat: 0,2 g
Amoni alum sulphate: (hoặc Postasium alum sulphate) 50 g
Axit citric: 1 g
Chloral hydrate: 50 g
Nước:1000 ml
A.2.2. Chuẩn bị
Hòa tan Hematoxylin trong nước, sau đó cho natri iodat và Amoni alum sulphate hoặc kali nhôm sulfat, hòa tan, tiếp tục cho axit citric và chloral hydrate rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã pha trong chai tối màu.
A.3. Thuốc nhuộm Eosin
A.3.1. Thành phần
Eosin Y 1 g
Etanol 70 % (thể tích) 1 lít
Axit axetic: 5 ml
A.3.2. Chuẩn bị
Thêm từ 2 giọt đến 3 giọt axit axetic vào etanol 70 % (thể tích). Hòa tan eosin trong cồn, sau đó thêm axit axetic rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã chuẩn bị trong chai tối màu."

Theo Tiêu chuẩn nêu trên thì để chuẩn bị dung dịch TAE cho việc chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá thì cần lấy 100 ml dung dịch TAE (TBE) 10X hòa chung với 900 ml nước khử ion, khuấy và lắc đều.

Cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá là cặp mồi nào? Tiến hành phán ứng PCR trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá ra sao?

Tiến hành phản ứng PCR trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá ra sao? (Hình từ Internet)

Cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá là cặp mồi nào?

Theo tiết 6.1.4.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định về cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR như sau:

"6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).
...
6.1.4.2. Chuẩn bị mồi.
Phản ứng khuếch đại được thực hiện trong máy nhân gen (4.1.1) theo phương pháp PCR khuếch đại đoạn gen đặc hiệu của A. invadans sử dụng cặp mồi ITS1-2F/ITSR1 (3.2.1). Trình tự cặp mồi được nêu trong bảng 1.
trình tự cặp mồi PCR
Cặp mồi ITS1-2F/ITSR1 dùng để khuếch đại đoạn gen của nấm A invadans có kích thước 234 bộ
Mồi được chuẩn bị như sau:
Chuẩn bị mồi gốc:
- Mồi ở trạng thái đông khô phải được ly tâm nhanh bằng máy spindown (4.1.4) ở gia tốc 6 000g trong 30 s để mồi lắng xuống đáy ống trước khi mở và hoàn nguyên. Khi hoàn nguyên, nên dùng đệm TE (3 2 6) để hoàn nguyên mồi ở nồng độ 200 µM làm mồi gốc.
Chuẩn bị mồi sử dụng:
- Mồi sử dụng ở nồng độ 20 µM: pha loãng mồi gốc bằng nước (3.2.8) (10 µl mồi gốc và 90 µl nước)."

Theo đó, cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét trên cá là cặp mồi ITS1-2F và cặp mồi ITSR1.

Mồi ở trạng thái đông khô phải được ly tâm nhanh bằng máy spindown ở gia tốc 6 000g trong 30 s để mồi lắng xuống đáy ống trước khi mở và hoàn nguyên.

Khi hoàn nguyên, nên dùng đệm TE để hoàn nguyên mồi ở nồng độ 200 µM làm mồi gốc.

Mồi sử dụng ở nồng độ 20 µM: pha loãng mồi gốc bằng nước (10 µl mồi gốc và 90 µl nước).

Tiến hành phản ứng PCR trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá ra sao?

Theo tiết 6.1.4.3 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-14:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 14: Hội chứng lở loét (EUS) ở cá quy định tiến hành phản ứng PCR như sau:

"6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).
...
6.1.4.3. Tiến hành phản ứng PCR.
Sử dụng cặp mồi đã chuẩn bị (6.1.4.2) sử dụng kit nhân gen (3.2.9) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
VÍ DỤ: Sử dụng kít nhân gen của Thermo Scientific Dream Tag PCR Master Mix (2X) (Lot: 00316656)2)
Thành phần cho 1 phản ứng được nêu trong bảng 2
Thành phần PCR
Chuyển 22,5 µl hỗn hợp nhân gen vào mỗi ống phản ứng:
- Mẫu kiểm chứng dương: Cho 2,5 µl mẫu ADN đã được giám định hoặc sử dụng các chủng Aphanomyces invadans chuẩn vào ống phản ứng;
- Mẫu kiểm chứng âm: Cho 2,5 µl nước (3.2.8) vào ống phản ứng;
- Mẫu thử: Cho 2,5 µl mẫu ADN kiểm tra vào ống phản ứng.
Tiến hành phản ứng PCR bằng máy nhân gen (4.1.1) để cài đặt chu trình nhiệt và được nếu trong bảng 3.
Phản ứng nhiệt PCR
CHÚ THÍCH.
- Phản ứng PCR phải bao gồm: mẫu kiểm tra, mẫu kiểm chứng dương và mẫu kiểm chứng âm;
- Mẫu và nguyên liệu cho phản ứng PCR cần đặt trong khay đá lạnh trong suốt quá trình chuẩn bị hỗn hợp phản ứng"

Sử dụng cặp mồi đã chuẩn bị và sử dụng kit nhân gen để tiến hành phản ứng PCR theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

VÍ DỤ: Sử dụng kít nhân gen của Thermo Scientific Dream Tag PCR Master Mix (2X) (Lot: 00316656)2). Chuyển 22,5 µl hỗn hợp nhân gen vào mỗi ống phản ứng:

- Mẫu kiểm chứng dương: Cho 2,5 µl mẫu ADN đã được giám định hoặc sử dụng các chủng Aphanomyces invadans chuẩn vào ống phản ứng;

- Mẫu kiểm chứng âm: Cho 2,5 µl nước (3.2.8) vào ống phản ứng;

- Mẫu thử: Cho 2,5 µl mẫu ADN kiểm tra vào ống phản ứng.

Tiến hành phản ứng PCR bằng máy nhân gen (4.1.1) để cài đặt chu trình nhiệt

Phản ứng PCR phải bao gồm: mẫu kiểm tra, mẫu kiểm chứng dương và mẫu kiểm chứng âm;

Mẫu và nguyên liệu cho phản ứng PCR cần đặt trong khay đá lạnh trong suốt quá trình chuẩn bị hỗn hợp phản ứng

Hội chứng lở loét ở cá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá là cặp mồi nào? Tiến hành phản ứng PCR trong phương pháp PCR để chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá ra sao?
Quy trình tách chiết ADN trong phương pháp PCR nhằm chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội chứng lở loét thường xuất hiện ở giai đoạn phát triển nào của cá? Chẩn đoán hội chứng lở loét ở cá bằng phương pháp PCR thì cần dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Pháp luật
Cần tiến hành lấy và bảo quản mẫu cá nhiễm hội chứng lở loét ở nhiệt độ bao nhiêu để gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Hội chứng lở loét ở trên một số loại cá do những tác nhân nào gây nên? Khi cá mắc hội chứng lở loét thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội chứng lở loét ở cá
1,296 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội chứng lở loét ở cá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội chứng lở loét ở cá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào