Cấp độ phòng thủ dân sự có được xác định dựa trên khả năng ứng phó của chính quyền địa phương không?
- Cấp độ phòng thủ dân sự có được xác định dựa trên khả năng ứng phó của chính quyền địa phương không?
- Phòng thủ dân sự cấp độ mấy được áp dụng khi mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng của chính quyền địa phương cấp tỉnh?
- Nhà nước có chính sách gì cho hoạt động phòng thủ dân sự không?
Cấp độ phòng thủ dân sự có được xác định dựa trên khả năng ứng phó của chính quyền địa phương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Cấp độ phòng thủ dân sự
1. Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
2. Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;
b) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;
c) Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
d) Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.
...
Như vậy, theo quy định trên, cấp độ phòng thủ dân sự được xác định dựa trên khả năng ứng phó của chính quyền địa phương.
Ngoài ra, cấp độ phòng thủ dân sự còn được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:
- Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;
- Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
- Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.
Theo đó, cấp độ phòng thủ dân sự được hiểu là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
Cấp độ phòng thủ dân sự có được xác định dựa trên khả năng ứng phó của chính quyền địa phương không? (Hình từ Internet)
Phòng thủ dân sự cấp độ mấy được áp dụng khi mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng của chính quyền địa phương cấp tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Cấp độ phòng thủ dân sự
...
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Như vậy, phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng khi mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Theo đó, phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Nhà nước có chính sách gì cho hoạt động phòng thủ dân sự không?
Chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự có quy định tại Điều 5 Luật Phòng thủ dân sự 2023, cụ thể như sau:
(1) Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.
(2) Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.
(3) Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.
(4) Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.
(5) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
(6) Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng thủ dân sự trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
(7) Bảo đảm dự trữ quốc gia cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh chậm nhất là khi nào? Căn cứ xác định mức thuế khoán?
- Cách viết mẫu báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW? Quyết tâm tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?
- Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm những điều kiện gì theo quy định?
- Thời hạn nộp thuế GTGT được gia hạn của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 là khi nào? Nộp thuế GTGT được gia hạn ở đâu?
- Hệ số K là gì? Mẫu báo cáo kết quả thực hiện triển khai áp dụng hệ số K chuẩn theo Công văn 2392?