Cảnh sát môi trường có quyền xử lý vi phạm hành chính không? Nếu có thì được xử phạt vi phạm hành chính về những lĩnh vực nào?
Cảnh sát môi trường có quyền xử lý vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường
Trong phạm vi chức năng, Cảnh sát môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
2. Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
3. Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
4. Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật;
5. Tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật.
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
6. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
7. Trong trường hợp cần thiết, cấp bách được quyền huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
8. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của luật; sử dụng thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
9. Thu giữ mẫu vật, tài liệu, vật chứng liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính để kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định;
10. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của luật;
11. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cảnh sát môi trường có quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)
Cảnh sát môi trường được xử phạt vi phạm hành chính về những lĩnh vực nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
1. Cảnh sát môi trường trong khi thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận các vụ vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm do lực lượng khác chuyển giao thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, Cảnh sát môi trường trong khi thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận các vụ vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm do lực lượng khác chuyển giao thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trong tổ chức Cảnh sát môi trường, được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định gồm có những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
...
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện;
đ) Đội trưởng Cảnh sát môi trường;
e) Chiến sĩ Cảnh sát môi trường.
Theo đó, trong tổ chức Cảnh sát môi trường được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định gồm có:
- Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh;
- Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
- Trưởng Công an cấp huyện;
- Đội trưởng Cảnh sát môi trường;
- Chiến sĩ Cảnh sát môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại Thông tư 10 2024 TT BXD?
- Mẫu giấy xác nhận học sinh sinh viên mồ côi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội mới nhất là mẫu nào?
- Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày gì? Nội dung tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 như thế nào?
- Mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Thông tư 135 như thế nào?
- Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện bởi Hệ thống nào? 07 hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử?