Cảnh sát giao thông không sử dụng xe công vụ thì có được phép dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông không?

Cho tôi hỏi nếu không sử dụng xe công vụ khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát thì cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông không? Ngoài nhiệm vụ tuần tra thì cảnh sát giao thông còn có những nhiệm vụ gì? Câu hỏi của anh Mạnh từ Nha Trang

Cảnh sát giao thông không sử dụng xe công vụ thì có được phép dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông không?

Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:

Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:

Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát
...
2. Phương tiện giao thông, gồm: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát; xe chuyên dùng
a) Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng); xe chuyên dùng: Có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật;
b) Xe ô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên thành xe có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp;
c) Xe mô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T”, bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang); kích thước khổ chữ “TRAFFIC POLICE” tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp;
d) Xe chuyên dùng: Hai bên thành thùng hoặc sườn xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ, màu của chữ (trắng hoặc xanh) cho cân đối và phù hợp;
đ) Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau: Tuần tra, kiểm soát cơ động; kiểm soát tại một điểm vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
...

Từ những căn cứ trên, thì ngoài xe công vụ ra thì Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát còn có thể sử dụng gồm ôtô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng và xe đạp.

Ngoài ra, thẩm quyền dừng xe kiểm tra hành chính người tham gia giao thông thuộc quyền hạn của Cảnh sát giao thông được pháp luật quy định, xe chỉ là phương tiện di chuyển, không ảnh hưởng đến quyền hạn này.

Như vậy, trong trường hợp Cảnh sát giao thông không sử dụng xe công vụ thì vẫn có quyền dừng xe kiểm tra hành chính đối với những xe có dấu hiệu vi phạm giao thông.

Trước đây, vấn đề Cảnh sát giao thông không sử dụng xe công vụ thì có được phép dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông không được giải đáp như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) quy định về quyền hạn của cảnh sát giao thông như sau:

Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) quy định về phương tiện của cảnh sát giao thông sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát như sau:

Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông
...
2. Phương tiện giao thông: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng, xe đạp
a) Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng), xe chuyên dùng, có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và ti ếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật ;
b) Hai bên thành xe ô tô tuần tra, kiểm soát có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), có kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp;
c) Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe mô tô tuần tra, kiểm soát, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp;
d) Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau: Tuần tra, kiểm soát cơ động; tuần tra, kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
...

Từ những căn cứ trên, thì ngoài xe công vụ ra thì cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát còn có thể sử dụng gồm ôtô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng và xe đạp.

Ngoài ra, thẩm quyền dừng xe kiểm tra hành chính người tham gia giao thông thuộc quyền hạn của cảnh sát giao thông được pháp luật quy định, xe chỉ là phương tiện di chuyển, không ảnh hưởng đến quyền hạn này.

Như vậy, trong trường hợp cảnh sát giao thông không sử dụng xe công vụ thì vẫn có quyền dừng xe kiểm tra hành chính đối với những xe có dấu hiệu vi phạm giao thông.

Cảnh sát giao thông không sử dụng xe công vụ thì có được phép dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông không?

Cảnh sát giao thông không sử dụng xe công vụ thì có được phép dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông không? (Hình từ Interernet)

Cảnh sát giao thông được quyền dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được quyền dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

- Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trước đây, Cảnh sát giao thông được quyền dừng xe kiểm tra hành chính đối với người tham gia giao thông trong trường hợp quy định tại Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) thì cảnh sát giao thông đường quyền dừng xe kiểm tra hành chính đối với các trường hợp sau:

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

(4) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Ngoài việc tuần tra kiểm soát thì cảnh sát giao thông còn có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?

Ngoài việc tuần tra kiểm soát thì Cảnh sát giao thông còn có những nhiệm vụ cần thực hiện quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:

Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
3. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
4. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
5. Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.
6. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:
a) Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
b) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Trước đây, theo Điều 7 Thông tư 65/2020/TT-BCA (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) thì ngoài nhiệm vụ tuần tra kiểm soát thì cảnh sát giao thông còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

(1) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

(3) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

(4) Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và tham gia phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

(5) Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;

- Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

(6) Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNH SÁT GIAO THÔNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cảnh sát giao thông có phải bàn giao tiền phạt tại chỗ sau khi kết thúc tuần tra cho Kho bạc nhà nước hay không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra các loại giấy tờ nào đối với người đi xe máy? Cảnh sát giao thông có được dừng xe kiểm tra theo chuyên đề hay không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trong trường hợp nào?
Pháp luật
Lương cảnh sát giao thông trước và sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông có được quyền rút súng bắn chỉ thiên khi bị người vi phạm đuổi đánh khi đang làm nhiệm vụ hay không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông có phải chào người vi phạm khi dừng xe kiểm tra không? Khi kết thúc kiểm soát cán bộ Cảnh sát giao phải báo cáo kết quả kiểm soát cho đối tượng nào?
Pháp luật
Dùi cui điện là gì? Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát có được trang bị dùi cui điện hay không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông được dừng xe xử lý vi phạm trên đường cao tốc không? Cảnh sát giao thông dừng xe vị trí nào trên đường cao tốc?
Pháp luật
Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm soát tại một điểm có được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm ngay trên đường cao tốc không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông có được trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong quá trình tuần tra, kiểm soát không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát giao thông
1,021 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào