Cảnh sát giao thông có phải bàn giao tiền phạt tại chỗ sau khi kết thúc tuần tra cho Kho bạc nhà nước hay không?
Trong trường hợp nào thì cảnh sát giao thông được phạt tiền tại chỗ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Như vậy, theo quy định này, việc nộp tiền phạt tại chỗ được áp dụng trong trường hợp vi phạm cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới mức 250.000 đồng đối với cá nhân và dưới 500.000 đồng đối với tổ chức.
Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông có quyền không lập biên bản và ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Tuy nhiên, quyết định này phải đảm bảo rằng các thông tin cần thiết như ngày, tháng, năm ra quyết định, thông tin về cá nhân hoặc tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm, địa điểm xảy ra vi phạm, chứng cứ và tình tiết liên quan đã được ghi rõ đầy đủ. Nếu phạt tiền, mức tiền phạt cũng phải được ghi rõ trong quyết định.
Cảnh sát giao thông có phải bàn giao tiền phạt tại chỗ sau khi kết thúc tuần tra cho Kho bạc nhà nước hay không? (Hình từ Internet).
Cảnh sát giao thông có phải bàn giao tiền phạt tại chỗ sau khi kết thúc tuần tra cho Kho bạc nhà nước hay không?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định về kết thức tuần tra, kiểm soát cụ thể như sau:
Kết thúc tuần tra, kiểm soát
Khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
1. Tổ trưởng phải họp Tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề khác có liên quan, đề xuất, kiến nghị và ký xác nhận.
2. Báo cáo tình hình, kết quả của Tổ.
3. Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ liên quan, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.
Theo quy định nêu trên, thì sau khi kết thúc tuần tra thì cảnh sát giao thông phải bàn giao tiền phạt tại chỗ cho cán bộ quản lý của đơn vị.
Như vậy, Cảnh sát giao thông sẽ không phải bàn giao tiền phạt tại chỗ sau khi kết thúc tuần tra cho Kho bạc nhà nước.
Dụng cụ nào được trang bị cho cảnh sát giao thông khi đi tuần tra, kiểm soát?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định về trang bị và điều kiện bảo đảm của lực lượng Cảnh sát khác thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
Trang bị và điều kiện bảo đảm của lực lượng Cảnh sát khác thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Lực lượng Cảnh sát khác khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị gồm: còi, loa, gậy chỉ huy giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác theo quy định và các biểu mẫu xử lý vi phạm.
Việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu thực hiện theo quy định. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu chỉ được trang bị để làm nhiệm vụ; khi thực hiện xong nhiệm vụ, phải bàn giao lại cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Việc giao nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu phải ghi vào sổ theo dõi, ký giao nhận và quản lý theo quy định.
2. Các lực lượng Cảnh sát khác trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng, phụ cấp theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì dụng cụ được trang bị cho cảnh sát giao thông khi đi tuần tra, kiểm soát bao gồm:
- Còi, loa;
- Gậy chỉ huy giao thông, phương tiện;
- Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác theo quy định và các biểu mẫu xử lý vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?