Cảnh sát giao thông có được lập chốt kiểm tra nồng độ cồn cạnh các nhà hàng, quán nhậu hay không?
Cảnh sát giao thông có được lập chốt kiểm tra nồng độ cồn cạnh các nhà hàng, quán nhậu hay không?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA về tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ cảnh sát giao thông có thể kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc kết hợp với tuần tra, kiểm soát cơ động, cụ thể như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai
...
2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;
b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ;
c) Khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
3. Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
...
Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền tổ chức lực lượng kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
Điểm kiểm soát trên đường giao thông phải có mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ.
Như vậy, không có quy định giới hạn những địa điểm được lập chốt kiểm tra nồng độ cồn của cán bộ cảnh sát giao thông.
Cán bộ cảnh sát giao thông có thể lập chốt kiểm tra nồng độ cồn cạnh các nhà hàng, quán nhậu, ngoài đáp ứng các quy định nêu trên, việc lập chốt kiểm tra nồng độ cồn phải có kế hoạch của Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên và bảo đảm các quy định sau:
- Sử dụng trang phục Cảnh sát theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA;
- Sử dụng phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công;
- Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Thông tư 32/2023/TT-BCA.
Cảnh sát giao thông có được lập chốt kiểm tra nồng độ cồn cạnh các nhà hàng, quán nhậu hay không? (Hình từ Internet)
Có nồng độ cồn bao nhiêu mg/l khí thở khi lái xe là vi phạm pháp luật?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Như vậy, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong hơi thở có nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật không kể mức độ ít hay nhiều.
Mức phạt tiền đối với người lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn là bao nhiêu?
Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau bao lâu sẽ xóa nợ tiền chậm nộp thuế? Hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp thuế bao gồm những tài liệu giấy tờ gì?
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?