Cần tuân thủ kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo theo những nguyên tắc gì? Thang điểm đánh giá tối đa hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo?

Tôi muốn hỏi cần tuân thủ nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo? Đánh giá hiện trạng chất lượng nước môi trường hải đảo được quy định ra sao? Thang điểm đánh giá tối đa hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo? - Câu hỏi của chị Huỳnh Như (Bình Phước).

Cần tuân thủ kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo theo những nguyên tắc gì?

hoạt-dong-kiem-soat-o-nhiem-moi-truong-hai-dao

Thang điểm đánh giá tối đa hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo? (Hình từ Internet)

Theo Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.
2. Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.
3. Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.
4. Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Theo đó, nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo gồm có 05 nguyên tắc, cụ thể:

+ Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.

+ Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.

+ Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.

+ Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước môi trường hải đảo được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT quy định các tiêu chí thuộc phạm vi đánh giá hiện trạng chất lượng nước trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo theo 08 tiêu chí. Cụ thể như sau:

+ Tiêu chí 4.1: xây dựng chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;

+ Tiêu chí 4.2: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;

+ Tiêu chí 4.3: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;

+ Tiêu chí 4.4: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;

+ Tiêu chí 4.5: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;

+ Tiêu chí 4.6: tổ chức định kỳ quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;

+ Tiêu chí 4.7: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;

+ Tiêu chí 4.8: tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của các đối tượng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: Các tiêu chí thành phần của các tiêu chí theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT được quy định tại Phụ lục 01 - Bộ chỉ số, nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 27/2016/TT-BTNMT.

Thang điểm đánh giá tối đa hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT quy định thang điểm các tiêu chí thuộc phạm vi đánh giá trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo như sau:

Thang điểm, điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Thang điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là 100 điểm.
2. Điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xác định căn cứ vào tính chất của từng nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ưu tiên cho công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
3. Điểm đánh giá các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
b) Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
c) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
d) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
đ) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái: điểm tối đa là 30 điểm;
e) Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển: điểm tối đa là 12 điểm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo: điểm tối đa là 10 điểm.
4. Điểm của nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, thang điểm đánh giá chung kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là 100 điểm và điểm đánh giá tối đa 08 nội dung trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT.

Lưu ý: Điểm đánh giá chi tiết các tiêu chí thành phần của các tiêu chí theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT được quy định tại Phụ lục 01 - Bộ chỉ số, nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 27/2016/TT-BTNMT.

Ô nhiễm môi trường Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đoạn văn nghị luận về ô nhiễm môi trường ngắn gọn? Có mấy hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Bụi mịn là gì? Bụi mịn gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Ai có trách nhiệm quản lý chất lượng môi trường không khí?
Pháp luật
Xé túi mù là gì? Xử phạt hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm gây ô nhiễm môi trường? Hướng dẫn cách viết Đơn khiếu nại đúng chuẩn?
Pháp luật
Hậu quả của ô nhiễm môi trường là gì? Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất?
Pháp luật
Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân vứt rác xuống sông bị xử phạt bao nhiêu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Ô nhiễm môi trường là gì? Số điện thoại đường dây nóng ô nhiễm môi trường cấp Trung ương là số nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm môi trường
1,071 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ô nhiễm môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào