Cần lưu ý những gì đối với công tác kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công năm 2022?
Lưu ý về đối tượng kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 như sau:
- Các công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC (trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC).
- Tổ chức kiểm tra định kỳ 01 lần/năm hoặc tổ chức kiểm tra theo chuyên đề, chuyên ngành, liên ngành theo kế hoạch của C07 và UBND cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh. Tổ chức kiểm tra đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 141/2020/TT-BCA.
- Công trình, hạng mục công trình đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC có các hoạt động cải tạo, sửa chữa bên trong điều chỉnh mặt bằng một phần của công trình...) và các hạng mục này đã được thẩm duyệt điều chỉnh theo quy định, quá trình cải tạo, sửa chữa nằm giữa hai lần kiểm tra an toàn PCCC định kỳ thì không nhất thiết phải tổ chức kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình | thi công đối với hạng mục cải tạo, sửa chữa mà có thể xem xét kết hợp với kiểm tra an toàn PCCC định kỳ của cơ sở.
- Không thực hiện chế độ kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công đối với công trình, hạng mục công trình đã thi công xây dựng xong, đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC. Trường hợp này ngoài việc xử lý vi phạm thì cần căn cứ trên tình hình thực tế, tổ chức điều tra cơ bản, lập hồ sơ theo dõi quản lý và thực hiện chế độ, trình tự, nội dung kiểm tra như đối với một cơ sở.
Cần lưu ý những gì đối với công tác kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công năm 2022? (Hình từ Internet)
Lưu ý về phân cấp kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 như sau:
- Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tất cả các công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC trên địa bàn quản lý, bao gồm các công trình do C07 thẩm duyệt thiết kế về PCCC trên địa bàn quản lý.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ bộ máy tổ chức, biên chế, địa bàn để quyết định phân cấp kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công xây dựng đối với các công trình trên địa bàn quản lý theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Thông tư 149/2020/TT-BCA, bảo đảm 100% các công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải được kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công theo quy định.
Đối với các công trình do C07 thẩm duyệt, thì giao PC07 chủ trì, phối hợp với cán bộ quản lý địa bàn kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công (trường hợp cần thiết, Công an cấp tỉnh có văn bản đề nghị C07 phối hợp tổ chức kiểm tra đối với công trình cụ thể).
Như vậy, Công an tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tất cả các công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, việc phân cấp kiểm tra phải bảo đảm 100% các công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải được kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công theo quy định.
Lưu ý trong trình tự kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công năm 2022?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 như sau:
* Trình tự kiểm tra:
Thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Điều 10, Điều 11 Thông tư 141/2020/TTBCA.
* Nội dung kiểm tra:
Trong quá trình kiểm tra cần tập trung vào các nội dung sau:
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình;
- Việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong quá trình xây dựng (ban hành, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt, trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng).
Trong quá trình kiểm tra thực tế tại công trình cần nghiên cứu tham khảo các điều kiện đảm bảo an toán thi công đối với công trình xây dựng tại QCVN 18:2014/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng.
* Lưu ý trong trình tự kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công:
Lưu ý trong trình tự kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công bao gồm 06 nhóm nội dung sau:
- Lưu ý trong vấn đề giao thông phục vụ chữa cháy;
- Lưu ý trong vấn đề bố trí mặt bằng;
- Lưu ý trong vấn đề lối thoát nạn và chỉ dẫn cảnh báo cháy;
- Lưu ý trong vấn đề trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy cục bộ;
- Lưu ý trong việc hàn, cắt kim loại và hoạt động có phát sinh tia lửa;
- Lưu ý đối với quá trình sơn.
Xem chi tiết tại nội dung lưu ý: tiểu mục 3 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?