Cần lập bao nhiêu kịch bản về rủi ro bảo hiểm để kiểm tra sức chịu đựng của doanh nghiệp bảo hiểm?
Rủi ro bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm những rủi ro gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về rủi ro bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Rủi ro trọng yếu bao gồm nhóm rủi ro bảo hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro đối tác và các rủi ro khác theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là có tác động trọng yếu đến an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
6. Rủi ro bảo hiểm là các rủi ro phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật liên quan đến tính phí bảo hiểm và trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm:
a) Rủi ro liên quan đến tính phí bảo hiểm: Việc thiết lập các giả định tính phí không phù hợp dẫn đến phí bảo hiểm tính toán không đủ để chi trả các quyền lợi bảo hiểm cam kết trong thời hạn hợp đồng và bù đắp các chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các giả định tính phí bao gồm: Tỷ lệ rủi ro tử vong, tỷ lệ rủi ro sống thọ, tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí, lãi suất đầu tư, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng và các giả định khác sử dụng trong mô hình tính phí bảo hiểm;
b) Rủi ro liên quan đến trích lập dự phòng bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ: Việc trích lập dự phòng bồi thường không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
c) Rủi ro liên quan đến thảm họa: Là rủi ro khi tỷ lệ bồi thường thực tế lớn, vượt quá giá định tính phí do các nguyên nhân dịch bệnh, thảm họa gây ra.
...
Theo quy định trên thì rủi ro bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nhóm rủi ro thuộc rủi ro trọng yếu theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm.
Rủi ro bảo hiểm phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật liên quan đến tính phí bảo hiểm và trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm:
(1) Rủi ro liên quan đến tính phí bảo hiểm:
- Việc thiết lập các giả định tính phí không phù hợp dẫn đến phí bảo hiểm tính toán không đủ để chi trả các quyền lợi bảo hiểm cam kết trong thời hạn hợp đồng và bù đắp các chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
- Các giả định tính phí bao gồm: Tỷ lệ rủi ro tử vong, tỷ lệ rủi ro sống thọ, tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí, lãi suất đầu tư, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng và các giả định khác sử dụng trong mô hình tính phí bảo hiểm;
(2) Rủi ro liên quan đến trích lập dự phòng bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ: Việc trích lập dự phòng bồi thường không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
(3) Rủi ro liên quan đến thảm họa: Là rủi ro khi tỷ lệ bồi thường thực tế lớn, vượt quá giá định tính phí do các nguyên nhân dịch bệnh, thảm họa gây ra.
Cần lập bao nhiêu kịch bản về rủi ro bảo hiểm để kiểm tra sức chịu đựng của doanh nghiệp bảo hiểm? (Hình từ Internet)
Cần lập bao nhiêu kịch bản về rủi ro bảo hiểm để kiểm tra sức chịu đựng của doanh nghiệp bảo hiểm?
Căm cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về việc lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng của doanh nghiệp như sau:
Kiểm tra sức chịu đựng
...
2. Việc kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:
a) Lập tối thiểu 02 kịch bản: 01 kịch bản với các điều kiện hoạt động bình thường; 01 kịch bản với các diễn biến bất lợi về tỷ lệ rủi ro bảo hiểm, hoạt động đầu tư, chi phí hoạt động và các yếu tố khác theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các kịch bản lựa chọn phải được lập tối thiểu cho 05 năm tài chính tiếp theo và được xây dựng trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, thực tế hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô;
b) Tính toán tác động của các giả định tới chỉ tiêu vốn, biên khả năng thanh toán và an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong từng kịch bản (bao gồm phân tích định lượng và phân tích định tính).
...
Theo quy định trên thì đối với các rủi ro bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cần phải lập 01 kịch bản với các diễn biến bất lợi về tỷ lệ rủi ro bảo hiểm để kiểm tra sức chịu đựng.
Việc doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra sức chịu đựng hàng năm nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về mục đích của việc kiểm tra sức chịu đựng như sau:
Kiểm tra sức chịu đựng
...
3. Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xác định các biện pháp nhằm bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khi có các diễn biến bất lợi (nếu có).
Như vậy, mục đích doanh nghiệp kiểm tra sức chịu đựng hàng năm là nhằm xác định các biện pháp nhằm bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi có các diễn biến bất lợi xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?