Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản khi triển khai kế hoạch đầu tư công là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Trong lĩnh vực đầu tư công thì nợ đọng xây dựng cơ bản là gì?
- Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản khi triển khai kế hoạch đầu tư công là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Khi tiến hành theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thì có cần phải theo dõi tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công không?
Trong lĩnh vực đầu tư công thì nợ đọng xây dựng cơ bản là gì?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 giải thích như sau:
Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó.
Như vậy, nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó.
Nợ đọng xây dựng cơ bản là gì? (Hình từ Internet)
Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản khi triển khai kế hoạch đầu tư công là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 66 Luật Đầu tư công 2019 quy định về triển khai kế hoạch đầu tư công như sau:
Triển khai kế hoạch đầu tư công
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Theo đó, cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản khi triển khai kế hoạch đầu tư công là trách nhiệm của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công.
Và việc cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Khi tiến hành theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thì có cần phải theo dõi tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 69 Luật Đầu tư công 2019 quy định về theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công như sau:
Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công
1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Theo đó, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý với những nội dung sau:
- Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
- Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
- Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Như vậy, khi tiến hành theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thì phải theo dõi kiểm tra các nội dung trên và trong đó có tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?