Căn cứ vào đâu để thiết kế phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng? Lập trình phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ vào đâu để thiết kế phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 21/2012/TT-BTTTT, có quy định về thiết kế phần mềm nghiệp vụ như sau:
Thiết kế phần mềm nghiệp vụ
1. Căn cứ tài liệu phân tích yêu cầu hệ thống và các văn bản, tài liệu liên quan, đơn vị phát triển phần mềm xây dựng tài liệu thiết kế phần mềm và thực hiện thiết kế phần mềm.
2. Đối với các phần mềm nghiệp vụ là phần mềm thương mại, tài liệu thiết kế phần mềm là các tài liệu mô tả kiến trúc hệ thống, các chức năng của phần mềm, tổ chức dữ liệu, yêu cầu cài đặt, cấu hình và các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.
3. Tài liệu thiết kế phần mềm phải được đơn vị chủ trì công nghệ thông tin phê duyệt.
Theo đó, căn cứ vào tài liệu phân tích yêu cầu hệ thống và các văn bản, tài liệu liên quan, đơn vị phát triển phần mềm xây dựng tài liệu thiết kế phần mềm và thực hiện thiết kế phần mềm.
Căn cứ vào đâu để thiết kế phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? (Hình từ Internet)
Lập trình phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điêu 16 Thông tư 21/2012/TT-BTTTT, có quy định về lập trình phần mềm nghiệp vụ như sau:
Lập trình phần mềm nghiệp vụ
1. Căn cứ tài liệu thiết kế phần mềm, đơn vị phát triển phần mềm thực hiện lập trình và xây dựng các tài liệu kỹ thuật liên quan.
2. Đối với các phần mềm nghiệp vụ là phần mềm thương mại, lập trình phần mềm là quá trình chỉnh sửa các chức năng có sẵn, phát triển thêm chức năng mới đáp ứng theo tài liệu thiết kế phần mềm.
3. Trong quá trình lập trình phần mềm, đơn vị phát triển phần mềm phải tự thực hiện kiểm tra, thử nghiệm nội bộ phần mềm trước khi bàn giao cho đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thực hiện kiểm tra, thử nghiệm phần mềm. Kết quả của quá trình kiểm tra, thử nghiệm nội bộ phải được thể hiện bằng báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm nội bộ và kèm theo kịch bản kiểm tra, thử nghiệm.
4. Đơn vị phát triển phần mềm có trách nhiệm xây dựng tài liệu hướng dẫn cài đặt, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm và các tài liệu kỹ thuật có liên quan khác phục vụ quá trình triển khai, vận hành, chuyển giao, bảo hành và bảo trì.
Theo đó, Lập trình phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như sau:
- Căn cứ tài liệu thiết kế phần mềm, đơn vị phát triển phần mềm thực hiện lập trình và xây dựng các tài liệu kỹ thuật liên quan.
- Đối với các phần mềm nghiệp vụ là phần mềm thương mại, lập trình phần mềm là quá trình chỉnh sửa các chức năng có sẵn, phát triển thêm chức năng mới đáp ứng theo tài liệu thiết kế phần mềm.
- Trong quá trình lập trình phần mềm, đơn vị phát triển phần mềm phải tự thực hiện kiểm tra, thử nghiệm nội bộ phần mềm trước khi bàn giao cho đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thực hiện kiểm tra, thử nghiệm phần mềm. Kết quả của quá trình kiểm tra, thử nghiệm nội bộ phải được thể hiện bằng báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm nội bộ và kèm theo kịch bản kiểm tra, thử nghiệm.
- Đơn vị phát triển phần mềm có trách nhiệm xây dựng tài liệu hướng dẫn cài đặt, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm và các tài liệu kỹ thuật có liên quan khác phục vụ quá trình triển khai, vận hành, chuyển giao, bảo hành và bảo trì.
Tổ nghiệm thu phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 21/2012/TT-BTTTT, có quy định về nghiệm thu phần mềm nghiệp vụ như sau:
Nghiệm thu phần mềm nghiệp vụ
1. Tổ nghiệm thu phần mềm
a) Đối với các phần mềm trang bị theo phương thức Ngân hàng Nhà nước tự xây dựng, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thành lập Tổ nghiệm thu phần mềm;
b) Đối với các phần mềm trang bị theo phương thức mua sắm, chủ đầu tư hoặc đơn vị được chủ đầu tư ủy quyền thành lập Tổ nghiệm thu phần mềm;
c) Thành phần Tổ nghiệm thu phần mềm bao gồm cán bộ của đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, đơn vị chủ trì nghiệp vụ và các đơn vị liên quan khác (nếu cần).
2. Đơn vị phát triển phần mềm có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện và hỗ trợ cho việc kiểm tra nghiệm thu.
3. Tổ nghiệm thu phần mềm xây dựng và thực hiện kiểm tra theo kịch bản nghiệm thu.
4. Kết thúc quá trình kiểm tra nghiệm thu, Tổ nghiệm thu phần mềm lập báo cáo kèm biên bản nghiệm thu phần mềm gửi đơn vị chủ trì công nghệ thông tin. Trường hợp phần mềm chưa đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ, kỹ thuật, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin tiếp tục tổ chức chỉnh sửa, hoàn thiện phần mềm.
Theo đó, thì Tổ nghiệm thu phần mềm nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định như sau:
- Đối với các phần mềm trang bị theo phương thức Ngân hàng Nhà nước tự xây dựng, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thành lập Tổ nghiệm thu phần mềm;
- Đối với các phần mềm trang bị theo phương thức mua sắm, chủ đầu tư hoặc đơn vị được chủ đầu tư ủy quyền thành lập Tổ nghiệm thu phần mềm;
- Thành phần Tổ nghiệm thu phần mềm bao gồm cán bộ của đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, đơn vị chủ trì nghiệp vụ và các đơn vị liên quan khác (nếu cần).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?