Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh? Kinh phí thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi?

Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh? Nguồn kinh phí thực hiện thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh được lấy từ đâu? Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng được thực hiện như thế nào theo QĐ588?

Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh?

Một số nội dung khuyến khích duy trì vững chắc mức sinh thay thế được quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BYT, cụ thể như sau:

Một số nội dung khuyến khích duy trì vững chắc mức sinh thay thế
...
2. Tại các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
a) Tập thể
- Xã 03 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
- Xã 05 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
b) Cá nhân
Căn cứ vào thực tiễn, địa phương lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.
....

Theo quy định trên, tại các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Căn cứ vào thực tiễn, địa phương lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.

Bên cạnh đó, danh mục các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020. Cụ thể vùng mức sinh thấp gồm 21 tỉnh, thành phố như sau:

(1) Thành phố Hồ Chí Minh

(2) Đồng Tháp

(3) Hậu Giang

(4) Bà Rịa - Vũng Tàu

(5) Bình Dương

(6) Khánh Hòa

(7) Long An

(8) Bạc Liêu

(9) Tây Ninh

(10) Sóc Trăng

(11) Cà Mau

(12) Đồng Nai

(13) Bình Thuận

(14) Tiền Giang

(15) Cần Thơ

(16) Vĩnh Long

(17) An Giang

(18) Bến Tre

(19) Đà Nẵng

(20) Quảng Ngãi

(21) Kiên Giang

Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh? Kinh phí thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi?

Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh? Kinh phí thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi? (Hình từ Internet)

Nguồn kinh phí thực hiện thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh được lấy từ đâu?

Nguồn kinh phí thực hiện thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BYT, cụ thể như sau:

Nguồn kinh phí
Kinh phí để thực hiện các nội dung khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số được lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh được lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng được thực hiện như thế nào theo QĐ588?

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng được quy định tại Mục 2 Phần II Điều 1 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020, cụ thể như sau:

(1) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc chuyển hướng chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Đặc biệt tập trung tuyên truyền nội dung chuyển hướng chính sách về quy mô dân số từ tập trung vào nỗ lực giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước.

Ở địa phương, phải thực hiện “vận động sinh ít con hơn ở nơi mức sinh còn cao, duy trì ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế và sinh thêm con ở những nơi mức sinh đã xuống thấp”.

(2) Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho từng khu vực có mức sinh khác nhau.

- Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục thực hiện tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội và nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc. Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con. Đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con. Khẩu hiệu vận động là “Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.

- Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, nội dung tuyên truyền, vận động tập trung vào lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn; sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội; đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi về già. Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt.

(3) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục.

Nâng cao hiệu quả của truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet và mạng xã hội.

Sử dụng hợp lý các loại hình văn hóa, văn nghệ, giải trí.

Phát huy vai trò của những người có ảnh hưởng với công chúng, gia đình và dòng họ như: những người nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, già làng, trưởng bản...

Đặc biệt quan tâm đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp, nhất là các hoạt động truyền thông tại nhà, tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, nhân viên y tế thôn bản.

(4) Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục.

Mục tiêu của giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, có hệ thống về cấu tạo, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; định hình giá trị mỗi gia đình nên có hai con vì lợi ích gia đình và tương lai bền vững của đất nước.

(5) Thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn.

Chương trình phải bảo đảm cung cấp cho nam, nữ thanh niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

1,384 lượt xem
Công tác dân số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh? Kinh phí thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi?
Pháp luật
Tiền Giang: Phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được thưởng bao nhiêu tiền? Kinh phí lấy từ đâu?
Pháp luật
Mức tiền thưởng cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi năm 2024 tại một số tỉnh thành như thế nào?
Pháp luật
Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu? Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số?
Pháp luật
Mục tiêu về công tác dân số đến năm 2030? Chính phủ yêu cầu làm gì để khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành?
Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già?
Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già là gì?
Pháp luật
Trong công tác dân số, Đảng ủy và chính quyền các cấp có những nhiệm vụ như thế nào? Đổi mới nội dung tuyên truyền vận động về công tác dân số trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế, vậy đó là những hạn chế gì? Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển phải không?
Pháp luật
Trong công tác dân số thì công dân có nghĩa vụ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình hay không? Cơ quan nào giám sát việc thực hiện pháp lệnh về dân số hiện nay?
Pháp luật
Các tổ chức nào thực hiện công tác dân số định hướng đến năm 2030? Củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nằm trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác dân số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác dân số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào