Căn cứ để lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương là gì? Việc lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ để lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế Lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP quy định về căn cứ lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương như sau:
Lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương
1. Căn cứ lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương:
a) Dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định;
b) Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và địa phương cấp dưới trực tiếp;
c) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phải căn cứ vào phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới và dự toán thu, chi ngân sách của từng địa phương cấp dưới trực tiếp.
...
Theo quy định trên, việc lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương sẽ căn cứ vào dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và địa phương cấp dưới trực tiếp.
Đồng thời việc lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương còn căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định.
Và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên.
Ngân sách địa phương (Hình từ Internet)
Yêu cầu lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương như sau:
Lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương
...
2. Yêu cầu lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương:
a) Đúng với dự toán ngân sách Hội đồng nhân dân thông qua cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao;
b) Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi;
c) Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn ưu đãi khác của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết;
d) Đối với phân bổ vốn đầu tư phát triển phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó.
...
Theo đó, việc lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương phải tuân thủ những yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 6 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương phải đúng với dự toán ngân sách Hội đồng nhân dân thông qua cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao.
Việc lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP về nội dung lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương như sau:
Lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương
...
3. Nội dung lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương:
a) Tình hình thực hiện ngân sách cấp mình và cấp dưới năm hiện hành;
b) Các căn cứ xây dựng phương án phân bổ ngân sách địa phương năm sau;
c) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từng địa phương cấp dưới trực tiếp, thu ngân sách địa phương;
d) Dự toán chi ngân sách địa phương; chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách;
đ) Dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;
e) Nhiệm vụ thu, chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương; số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách từng địa phương cấp dưới (bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu). Đối với số bổ sung cân đối ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương phải kèm theo tài liệu thuyết minh căn cứ xác định;
g) Bổ sung có mục tiêu thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định;
h) Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia;
i) Bổ sung có mục tiêu thực hiện các chương trình mục tiêu;
k) Danh mục, tổng mức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện và kế hoạch vốn đầu tư đối với các dự án, các công trình thuộc nguồn ngân sách nhà nước; trong đó, nêu chi tiết các công trình, dự án theo lĩnh vực, nhóm dự án, đầu tư mới, chuyển tiếp;
l) Báo cáo tình hình thực hiện, dự kiến kế hoạch tài chính năm sau của một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chủ yếu do địa phương quản lý;
m) Các tài liệu thuyết minh phương án phân bổ ngân sách địa phương.
...
Như vậy, việc lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 6 nêu trên.
Trong đó có dự toán chi ngân sách địa phương; chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?