Cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu thì được tổ chức Lễ tang theo nghi thức cấp nào?
- Cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu thì được tổ chức Lễ tang theo nghi thức cấp nào?
- Cơ quan nào chủ trì tổ chức Lễ tang của cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu?
- Ban Tổ chức Lễ tang của cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu sẽ có bao nhiêu người?
Cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu thì được tổ chức Lễ tang theo nghi thức cấp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chức danh, cấp bậc quân hàm được tổ chức Lễ tang Cấp cao
Cán bộ Quân đội đương chức, thôi giữ chức hoặc nghỉ hưu thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước), gồm:
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Tổng Tham mưu trưởng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
2. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (kể cả Ủy viên dự khuyết), Ủy viên Quân ủy Trung ương;
3. Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
4. Chủ nhiệm, Chính ủy, Phó Chủ nhiệm, Phó Chính ủy các Tổng cục; Tổng cục trưởng, Chính ủy, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục II;
5. Tư lệnh, Chính ủy, Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;
6. Giám đốc, Chính ủy, Phó Giám đốc, Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng;
7. Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
8. Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán bộ Lão thành cách mạng), cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
Theo đó, cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước được quy định tại Điều 7 Thông tư này) khi đã nghỉ hưu thì được tổ chức Lễ tang theo nghi thức Lễ tang Cấp cao.
Lễ tang trong Quân đội (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chủ trì tổ chức Lễ tang của cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Phân cấp chủ trì tổ chức Lễ tang
1. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức Lễ tang đối với các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này; Tổng cục Chính trị chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang.
2. Đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương chủ trì tổ chức Lễ tang đối với các chức danh quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này; cơ quan chính trị các đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang.
3. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét quyết định.
Như vậy, cơ quan chủ trì tổ chức Lễ tang của cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu là đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương, cơ quan chính trị các đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang.
Ban Tổ chức Lễ tang của cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu sẽ có bao nhiêu người?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Ban Tổ chức Lễ tang
1. Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, gồm: Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình người hy sinh, từ trần.
Tùy theo chức danh của người hy sinh, từ trần, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
b) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ chỉ đạo, Điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
c) Ban Tổ chức Lễ tang quyết định thành lập bộ phận giúp việc, gồm đại diện các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình của người hy sinh, từ trần, có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức Lễ tang làm công tác phục vụ Lễ tang.
2. Lễ tang do đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang quyết định, gồm các cơ quan chức năng, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và gia đình người hy sinh, từ trần; Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một đồng chí Thủ trưởng đơn vị;
b) Người hy sinh, từ trần là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Như vậy, Ban Tổ chức Lễ tang của cán bộ Quân đội là Chủ nhiệm các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng mất khi đã nghỉ hưu sẽ có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?