Cán bộ ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào? Có bị xử lý hình sự không?
Cán bộ ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào? Có bị xử lý hình sự không?
(1) Xử phạt hành chính:
- Căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với cán bộ ngân hàng có hành vi làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng không đúng mục đích theo quy định là 30 đến 40 triệu đồng.
- Tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt 10 đến 20 triệu đồng đối với cá nhân chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định. Trường hợp thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng thì mức phạt tiền là 20 đến 40 triệu đồng.
(2) Xử lý hình sự:
- Hành vi làm lộ thông tin khách hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
Mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.
- Ngoài ra, các tội khác áp dụng cho cán bộ ngân hàng, người có chức vụ quyền hạn có hành vi làm lộ trái phép thông tin khách hàng như: tội Cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc Vô ý làm lộ bí mật công tác theo các Điều 361, 362 Bộ luật Hình sự 2015...
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ và hành vi vi phạm mà cán bộ ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng có thể bị xử phạt hành chính và xử lý hình như theo các hành vi nêu trên.
Cán bộ ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào? Có bị xử lý hình sự không? (Hình từ internet)
Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng như sau:
- Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định 117/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 và được thay thế bởi Luật tổ chức tín dụng 2024.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.
Quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng ra sao?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng gồm có như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phù hợp với quy định của Nghị định này;
+ Từ chối cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân đối với yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật, Nghị định này hoặc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng bị trùng lắp, không thuộc phạm vi thông tin khách hàng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang lưu giữ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:
+ Cung cấp thông tin khách hàng trung thực, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng và phạm vi thông tin được yêu cầu cung cấp;
+ Đảm bảo an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp, quản lý, sử dụng, lưu trữ thông tin khách hàng;
+ Giải quyết khiếu nại của khách hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ, cung cấp thông tin khách hàng;
+ Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định của Nghị định này, pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?
- Khách du lịch nội địa có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch không? Quyền của khách du lịch nội địa là gì?
- Bị chồng đánh đập có được trợ giúp pháp lý không? Nhờ bố mẹ yêu cầu trợ giúp pháp lý có được không?
- Giai cấp trong triết học là gì? Nguồn gốc của giai cấp trong triết học? Tài liệu học tập môn Triết học Mác Lênin?