Cán bộ lãnh đạo được đi máy bay hạng gì khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài theo quy định mới nhất?
Khi nào cán bộ lãnh đạo được hỗ trợ chi phí vé máy bay khi đi bồi dưỡng?
Căn cứ Thông tư 42/2023/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.
Cán bộ lãnh đạo được hỗ trợ chi phí vé máy bay khi đi bồi dưỡng trong các trường hợp sau:
- Bồi dưỡng ngắn hạn trực tiếp ở nước ngoài;
- Bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài.
Cán bộ lãnh đạo được đi máy bay hạng gì khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Cán bộ lãnh đạo được đi máy bay hạng gì khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Quy định một số mức chi cụ thể
1. Vé máy bay
a) Hạng ghế đặc biệt (First class): Dành cho các cán bộ lãnh đạo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí (sau đây viết tắt là Thông tư số 102/2012/TT-BTC);
b) Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): Dành cho cán bộ lãnh đạo có hệ số lương từ 9,7 trở lên hoặc có phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Khi nhà nước thay đổi hệ số, mức lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển xếp lương để xác định lại cho phù hợp;
c) Hạng ghế thường (Economy class hoặc Y class): Dành cho các chức danh cán bộ còn lại.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài thì được đi các hạng máy bay sau:
- Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị: Hạng ghế đặc biệt (First class);
- Cán bộ lãnh đạo có hệ số lương từ 9,7 trở lên hoặc có phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class);
- Các chức danh cán bộ còn lại: Hạng ghế thường (Economy class hoặc Y class).
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Lập dự toán, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán
Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động bồi dưỡng cán bộ; kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung như sau:
1. Lập dự toán
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ, hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực quy định tại Thông tư này căn cứ quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; khả năng cân đối ngân sách nhà nước; kế hoạch triển khai Kết luận số 39-KL/TW theo giai đoạn và hàng năm do Ban Chỉ đạo phê duyệt; các chủ trương, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
a) Đối với các hoạt động bồi dưỡng cán bộ theo Kết luận số 39-KL/TW: Căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; căn cứ kế hoạch bồi dưỡng do Ban Chỉ đạo phê duyệt; Cơ quan thường trực tổng hợp và lập dự toán theo nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư này để gửi Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp chung trong dự toán chi thường xuyên (chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) để gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Đối với các hoạt động bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương dự khuyết, cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn trong nước theo chủ trương, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định của cấp có thẩm quyền: Căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính; căn cứ kế hoạch bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền phê duyệt; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lập dự toán theo nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư này, tổng hợp chung trong dự toán chi thường xuyên (chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Như vậy, việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?