Cán bộ công đoàn được cộng 1,5 điểm tuyển dụng viên chức Vòng 2 theo quy định mới từ 07/12/2023 đúng không?
Cán bộ công đoàn được cộng 1,5 điểm tuyển dụng viên chức Vòng 2?
Ngày 07/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm 01 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
...
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân khi tuyển dụng viên chức sẽ được cộng 1,5 điểm vào kết quả Vòng 2.
Cán bộ công đoàn được cộng 1,5 điểm tuyển dụng viên chức Vòng 2 theo quy định mới từ 07/12/2023 đúng không? (Hình từ Internet)
Vòng 2 tuyển dụng viên chức gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 85/2023/NĐ-CP).
Vòng 2 tuyển dụng viên chức là vòng thi chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Cụ thể:
- Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết.
Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
- Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.
- Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
- Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm.
- Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 nêu trên.
Đối tượng được miễn thi ngoại ngữ trong thi tuyển viên chức gồm những ai?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, thi tuyển viên chức gồm có 02 vòng. Trong đó, phần thi ngoại ngữ thuộc Phần II - Vòng 1.
Đối với vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với trường hợp tổ chức thi thì có 03 nhóm đối tượng được miễn thi ngoại ngữ.
Cụ thể, căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
Việc miễn thi ngoại ngữ được áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
- Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
- Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
- Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Như vậy, người thi tuyển viên chức thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên thì được miễn thi ngoại ngữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?