Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thông qua hình thức nào?
- Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập gồm những việc nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thông qua hình thức nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm như thế nào?
Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập gồm những việc nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
8. Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập gồm những việc sau:
- Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
- Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
- Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
- Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
Cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thông qua hình thức nào?
Tại Điều 10 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, đơn vị áp dụng một trong ba hình thức tham gia ý kiến sau đây:
1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến.
Theo đó, căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng một trong ba hình thức tham gia ý kiến sau đây:
- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
- Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến.
Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thứ nhất: Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người phụ trách trực tiếp và trước người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ của mình.
Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức được trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
Đối với viên chức được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật, được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Thứ ba: Thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, có giải pháp sửa chữa khuyết điểm; thẳng thắn đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Thứ tư: Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan, đơn vị khi được yêu cầu.
Thứ năm: Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?