Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là những đối tượng nào theo quy định?
Cán bộ, công chức nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP, đối tượng cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn gồm có:
- Nhóm 1: Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:
+ Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;
+ Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
+ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;
+ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;
+ Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
+ Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
+ Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;
+ Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
+ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
+ Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
- Nhóm 2: Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, những cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo nêu trên được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
*Lưu ý: Những trường hợp không áp dụng quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tại Nghị định 83/2022/NĐ-CP mà thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng gồm có các đối tượng sau:
- Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;
- Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này là Ủy viên Trung ương Đảng;
- Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn mới nhất theo quy định? (Hình từ internet)
Viên chức nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;
2. Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
3. Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
4. Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, Những đối tượng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn gồm có:
- Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
- Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
- Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng điều kiện gì để được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, quy định như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
1. Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
b) Có đủ sức khỏe;
c) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
2. Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác:
a) Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
b) Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
c) Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;
d) Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập muốn được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
- Có đủ sức khỏe;
- Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?