Cán bộ, công chức hải quan có còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Cán bộ, công chức hải quan có còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Hiện nay, cán bộ, công chức hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hay phụ cấp thâm niên Hải quan theo quy định tại Thông tư 40/2003/TT-BTC như sau:
(*) Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên:
Cán bộ, công chức Hải quan có thời gian công tác đủ 5 năm (tròn 60 tháng) trong ngành Hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan gồm:
- Công chức làm việc ở các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 96/2002/NĐ-CP;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không thời hạn những công việc quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP
(*) Đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên:
- Cán bộ, công chức Hải quan đã hưởng phụ cấp thâm niên thuộc ngành cơ yếu;
- Giáo viên Trường cao đẳng Hải quan, xếp lương theo bảng lương của ngành Giáo dục và đào tạo, đã được hưởng phụ cấp ưu đãi theo Quyết định 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước;
(*) Mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp thâm niên:
- Mức phụ cấp thâm niên Hải quan được tính như sau: Cán bộ, công chức Hải quan có đủ 5 năm công tác (tròn 60 tháng) liên tục trong ngành Hải quan được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc, từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm mỗi năm công tác (tròn 12 tháng) thì được tính thêm 1%.
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất bãi bỏ các phụ cấp sau:
+ Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
+ Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
+ Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì phụ cấp thâm niên nghề chỉ được giữ lại đối với ba đối tượng là: quân đội, công an, cơ yếu; các đối tượng khác được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hiện hành sẽ bị bãi bỏ. Do đó, các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (thâm niên Hải quan) theo Thông tư 40/2003/TT-BTC sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên Hải quan.
Cán bộ, công chức hải quan có còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ quan hải quan được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2002/NĐ-CP thì cơ quan Hải quan được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương với cơ quan đứng đầu là Tổng cục hải quan.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm :
(1) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan :
- Vụ Giám sát quản lý về hải quan;
- Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
- Vụ Pháp chế;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Thanh tra;
- Văn phòng;
- Cục Điều tra chống buôn lậu;
- Cục Kiểm tra sau thông quan;
- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan.
(2) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan :
- Viện Nghiên cứu Hải quan;
- Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc;
- Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Trung;
- Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam;
- Trường Cao đẳng Hải quan;
- Báo Hải quan.
(3) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các Cục Hải quan địa phương) trực thuộc Tổng cục Hải quan.
(4) Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan địa phương.
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức.
Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?