Cán bộ có hành vi gây mất đoàn kết trong cơ quan gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách không?
- Cán bộ có hành vi gây mất đoàn kết trong cơ quan gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách không?
- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ bằng hình thức khiển trách mà tái phạm tiếp tục thì sẽ bị xử lý kỷ luật ra sao?
- Trường hợp cán bộ chạy chức chạy quyền để bản thân được bổ nhiệm thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc không?
Cán bộ có hành vi gây mất đoàn kết trong cơ quan gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách không?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ
1- Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Vì động cơ cá nhân mà điều động, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách không đúng quy định.
b) Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, thi nâng ngạch, đi nước ngoài trái quy định; nhờ, thuê người khác hoặc nhận và thực hiện thi thuê, thi hộ, học hộ, học thuê.
c) Chỉ đạo hoặc yêu cầu đề bạt, bổ nhiệm người có vi phạm, chưa hết thời hiệu bị kỷ luật hoặc đang là đối tượng điều tra, thanh tra, kiểm tra có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa được kết luận.
d) Thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, thiếu trung thực, không khách quan.
đ) Cố ý không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạt theo quy định; không chấp hành quyết định kỷ luật đối với mình khi được tổ chức công đoàn có thẩm quyền công bố và trao quyết định.
e) Chỉ đạo hoặc thực hiện tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, đi học, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại người thân (bố, mẹ, vợ, chồng), con, cháu, anh, chị, em ruột của cả bên vợ và chồng) không đúng quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
g) Chỉ đạo hoặc thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
h) Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
i) Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; vi phạm quy định về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; hôn nhân và gia đình; dân số và kế hoạch hóa gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác.
Đối chiếu quy định nêu trên, cán bộ vi phạm một trong các trường hợp nêu trên gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc cán bộ có hành vi gây mất đoàn kết trong cơ quan gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Cán bộ
Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ bằng hình thức khiển trách mà tái phạm tiếp tục thì sẽ bị xử lý kỷ luật ra sao?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ
...
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Chỉ đạo hoặc thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp vào làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mình những người mà pháp luật nghiêm cấm.
b) Lợi dụng các quy định về luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để làm trái quy định hoặc trù dập cán bộ.
c) Bao che cho cán bộ, công chức, viên chức đang bị điều tra, thanh tra, kiểm tra, bị xem xét kỷ luật.
d) Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà quyết định bổ nhiệm cán bộ không đúng tiêu chuẩn, điều kiện hoặc quyết định kỷ luật oan sai đối với cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
đ) Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi.
e) Sử dụng giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, được dự thi nâng ngạch, được bổ nhiệm chức vụ, ứng cử.
g) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
Theo đó, trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Trường hợp cán bộ chạy chức chạy quyền để bản thân được bổ nhiệm thì có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc không?
Theo khoản 3 Điều 11 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ
...
3- Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc:
a) Môi giới, nhận hối lộ trong tuyển dụng, cử tuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác hoặc nâng ngạch, khen thưởng, phong học hàm, xét phong tặng danh hiệu vinh dự trái quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tuổi, chạy luân chuyển, chạy tội; mua chuộc người khác để bản thân hoặc người khác được đề bạt, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác.
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để can thiệp mang tính áp đặt vào việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, điều động cán bộ.
d) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Nghiện ma túy (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền).
e) Bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
Theo đó, trường hợp cán bộ chạy chức chạy quyền để bản thân được bổ nhiệm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?