Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không được làm những việc gì?
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không được làm những việc gì?
- Khi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có tác phong, thái độ, lề lối làm việc như thế nào?
- Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không được làm những việc gì?
Tại Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định cụ thể:
Những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không được làm
1. Lợi dụng danh nghĩa công tác, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Nhận tiền, quà biếu hoặc các lợi ích khác để giải quyết thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
4. Có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Tiếp công dân làm thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà riêng hoặc tại địa điểm khác ngoài địa điểm quy định.
6. Những hành vi trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không được làm những việc sau:
Như vậy, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không được làm những việc sau:
- Lợi dụng danh nghĩa công tác, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Nhận tiền, quà biếu hoặc các lợi ích khác để giải quyết thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
- Có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.
- Tiếp công dân làm thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà riêng hoặc tại địa điểm khác ngoài địa điểm quy định.
- Những hành vi trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Hình từ Internet)
Khi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có tác phong, thái độ, lề lối làm việc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tác phong, thái độ, lề lối làm việc của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi làm việc tại cơ quan hoặc đến làm nhiệm vụ, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm Điều lệnh và quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; khi đến làm việc, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có công văn hoặc giấy giới thiệu công tác của đơn vị.
2. Khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện đúng kế hoạch, nội dung đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt và phải thực hiện đúng quy trình công tác; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, khiêm tốn, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi công việc kết thúc phải báo cáo kết quả bằng văn bản lên lãnh đạo có thẩm quyền.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi làm việc tại cơ quan hoặc đến làm nhiệm vụ, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm Điều lệnh và quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; khi đến làm việc, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có công văn hoặc giấy giới thiệu công tác của đơn vị.
Khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, phải thực hiện đúng kế hoạch, nội dung đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt và phải thực hiện đúng quy trình công tác; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, khiêm tốn, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi công việc kết thúc phải báo cáo kết quả bằng văn bản lên lãnh đạo có thẩm quyền.
Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Bảo đảm dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ cản trở hoạt động thực thi pháp luật của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Bảo đảm dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ cản trở hoạt động thực thi pháp luật của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?