Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Tôi muốn hỏi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Có được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa hay không? - Câu hỏi của anh Tài (Cần Thơ).

Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng những gì?

Theo Điều 4 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:

Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân theo quy định.
2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Theo đó, cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng 03 tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân theo quy định.

+ Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.

+ Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Yêu cầu về nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?

Theo Điều 8 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:

Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông thì cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:
a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy gây ra;
đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công đến hiện trường tiến hành các biện pháp điều tra xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, phải lập Biên bản vụ việc hành chính theo mẫu số 02/TNĐT ban hành theo Thông tư này. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập Biên bản vụ việc hành chính, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra Quyết định phân công cán bộ xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 04/TNĐT ban hành theo Thông tư này và lập Kế hoạch xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 03/TNĐT ban hành theo Thông tư này được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; việc lập Biên bản vi phạm hành chính theo mẫu số 43/BB-VPHC ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Công an nhân dân (Thông tư số 07/2019/TT-BCA) được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
3. Biện pháp điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Thông tư này.

Theo đó, khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh những nội dung sau đây:

+ Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;

+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;

+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

+ Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy gây ra;

+ Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

+ Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;

+ Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

can-bo-canh-sat-giao-thong-duong-thuy-noi-dia

Được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp nào?

Theo Điều 16 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:

Dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông
1. Trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông. Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch, quyết định của người có thẩm quyền.
2. Trước khi dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông phải chọn thời gian, thời tiết, phương tiện phù hợp như khi xảy ra vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình dựng lại hiện trường phải có phương án phòng ngừa thiệt hại và không làm cản trở, ùn tắc giao thông.
3. Nội dung dựng lại hiện trường cần xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
4. Kết thúc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường dựng lại; những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.

Theo đó, trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông thì tổ chức được dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả;

+ Xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông

Ngoài ra, việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần tuân thủ các yêu cầu như sau:

(1) Trước khi dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông:

+ Phải có kế hoạch, quyết định của người có thẩm quyền;

+ Phải chọn thời gian, thời tiết, phương tiện phù hợp như khi xảy ra vụ tai nạn giao thông.

(2) Trong quá trình dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông:

+ Phải có phương án phòng ngừa thiệt hại và không làm cản trở, ùn tắc giao thông.

+ Nội dung dựng lại hiện trường cần xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.

(3) Kết thúc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông:

+ Phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường dựng lại;

+ Những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.

Cảnh sát giao thông TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNH SÁT GIAO THÔNG
Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức năm 2025 CSGT được sử dụng 07 biện pháp để phát hiện vi phạm giao thông theo quy định mới nhất thế nào?
Pháp luật
Cán bộ Cảnh sát giao thông có được đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuống phương tiện để kiểm soát hay không?
Pháp luật
Từ ngày 1/1/2025, Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát là gì?
Pháp luật
10 Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát từ ngày 1/1/2025 là gì?
Pháp luật
Thông chốt CSGT là gì? Thông chốt CSGT bị xử lý như thế nào? Cảnh sát giao thông có thể dừng phương tiện để kiểm tra trong những trường hợp nào?
Pháp luật
CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát ra sao?
Pháp luật
Đơn vị Cảnh sát giao thông nào tiếp nhận thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm giao thông do người dân cung cấp?
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa? Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông có phải bàn giao tiền phạt tại chỗ sau khi kết thúc tuần tra cho Kho bạc nhà nước hay không?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra các loại giấy tờ nào đối với người đi xe máy? Cảnh sát giao thông có được dừng xe kiểm tra theo chuyên đề hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát giao thông
733 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát giao thông Giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát giao thông Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào