Cán bộ bị bệnh suy tim thì có đủ sức khỏe để tiếp tục công tác không? Có được xin từ chức hay không?

Cho tôi hỏi trường hợp cán bộ bị bệnh suy tim thì có đủ sức khỏe để tiếp tục công tác không? Cán bộ bị bệnh suy tim theo quy định có được xin từ chức hay không? Câu hỏi của anh Khánh từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Một năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe bao nhiêu lần?

Căn cứ khoản 3 Mục III Quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn phân loại sức khỏe cán bộ như sau:

III. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI SỨC KHỎE
1. Phân loại sức khỏe: 5 loại như phần II.
Theo phụ lục Hướng dẫn về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ (Phụ lục đính kèm).
2. Nếu là lần đầu tiên đưa vào diện quản lý sức khỏe (QLSK) phải được kiểm tra sức khỏe để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện các bệnh nếu có xếp loại sức khỏe và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe theo mẫu để theo dõi, QLSK lâu dài.
3. Mỗi năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe (02 lần/năm đối với cán bộ cấp cao, hoặc ít nhất 01 lần/năm tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương), đánh giá và xếp loại đúng với thực trạng sức khỏe và tình hình bệnh tật nếu có và kiểm tra sức khỏe để hoàn thiện hồ sơ nhân sự quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và nhân sự cho các kỳ của Đại hội đại biểu các cấp của Đảng.
4. Phân loại, đánh giá và đề xuất xếp loại sức khỏe được thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với cán bộ thuộc diện quản lý.
5. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo quy định hiện hành.
6. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện quản lý theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo quy định thì mỗi năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe 02 lần/năm đối với cán bộ cấp cao hoặc ít nhất 01 lần/năm tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Cán bộ bị bệnh suy tim thì có đủ sức khỏe để tiếp tục công tác không? Cán bộ bị bệnh suy tim có được xin từ chức hay không?

Một năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)

Cán bộ phát hiện bị bệnh suy tim thì có đủ sức khỏe để tiếp tục công tác không?

Căn cứ Mục II Quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 quy định về việc phân loại tiêu chuẩn sức khỏe cán bộ như sau:

II. QUY ĐỊNH CHUNG
- Loại A: Khỏe mạnh, không có bệnh hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưng không ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 60.
- Loại B1: Đủ sức khỏe công tác, mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theo dõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 70.
- Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi, điều trị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80.
- Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.
- Loại D: Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, biến chứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Đồng thời, căn cứ Phụ lục hướng dẫn về phân loại sức khỏa cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:

PHU-LUC

Như vậy, theo quy định trên, tùy vào từng trường hợp mà cán bộ bị mắc bệnh suy tim có thể được tiếp tục công tác hoặc không được tiếp tục công tác, cụ thể:

- Trường hợp bị mắc bệnh suy tim nhưng được phân loại ở mức B1, B2 thì vẫn còn đủ sức khỏe để tiếp tục công tác.

- Trường hợp bị mắc bệnh suy tim được phân loại ở mức C thì không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.

- Trường hợp bị mắc bệnh suy tim được phân loại ở mức D thì không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Cán bộ bị bệnh suy tim theo quy định có được xin từ chức hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau:

Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định thì cán bộ bị bệnh suy tim có thể xin từ chức nếu không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác.

Kiểm tra sức khỏe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trước khi đăng ký kết hôn thì vấn đề kiểm tra sức khoẻ được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn nhập dữ liệu, báo cáo sức khỏe học sinh năm 2023-2024 cho nhà trường trên cơ sở dữ liệu toàn ngành như thế nào?
Pháp luật
Quân nhân dự bị được tiến hành kiểm tra sức khỏe vào thời gian nào? Tổ kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị do cơ quan nào ra quyết định thành lập?
Pháp luật
Kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học của học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kiểm tra sức khỏe của vận động viên gồm những nội dung gì? Cơ quan nào kiểm tra sức khỏe của vận động viên?
Pháp luật
Cán bộ bị bệnh suy tim thì có đủ sức khỏe để tiếp tục công tác không? Có được xin từ chức hay không?
Pháp luật
Các cán bộ lãnh đạo cấp cao được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là những cán bộ nào? Thời gian khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao là bao lâu?
Pháp luật
Những đối tượng nào cần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con? Kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân có được giữ bí mật hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm tra sức khỏe
932 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm tra sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm tra sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào