Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện trong trường hợp nào? Cơ quan nào xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước?
Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ có những nội dung gì?
Theo Điều 26 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định về lập, công bố, điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ như sau:
Lập, công bố, điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
1. Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa giới hành chính của các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
b) Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước;
c) Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; tọa độ vị trí các điểm giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
d) Danh sách nguồn nước phải thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 và khoản 1 Điều 29 của Nghị định này và kế hoạch cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
Ưu tiên thực hiện cắm mốc giới đối với các nguồn nước tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tại các đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở để phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng chống nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
2. Danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm đầy đủ thông tin, số liệu để thể hiện được phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở khu vực theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau:
- Tên, địa giới hành chính của các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
- Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước;
- Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; tọa độ vị trí các điểm giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Danh sách nguồn nước phải thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 và khoản 1 Điều 29 của Nghị định này và kế hoạch cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
+ Ưu tiên thực hiện cắm mốc giới đối với các nguồn nước tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tại các đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở để phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng chống nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện trong trường hợp nào? Cơ quan nào xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước? (hình từ internet)
Cơ quan nào xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước?
Theo Điều 27 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định về thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính như sau:
Thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính
1. Căn cứ vào phạm vi hành lang trong Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đưa vào kế hoạch sử dụng đất; cập nhật, bổ sung mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước sau khi bản đồ địa chính được thành lập.
Việc thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính được quản lý và công bố theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính.
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đưa vào kế hoạch sử dụng đất; cập nhật, bổ sung mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước sau khi bản đồ địa chính được thành lập.
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo Điều 29 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định về cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước khác như sau:
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước khác
1. Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước chỉ thực hiện đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt với công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên;
b) Các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều 21 của Nghị định này bị sạt lở hoặc có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt với công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên.
2. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch cắm mốc giới hành lang trong Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
...
Như vậy, Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước chỉ thực hiện đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt với công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên;
- Các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều 21 của Nghị định này bị sạt lở hoặc có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt với công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?