Cam kết loại trừ bán phá giá của nhà sản xuất phải được gửi cho cơ quan nhà nước nào để xem xét, ban hành quyết định chấp thuận cam kết?
- Cam kết loại trừ bán phá giá của nhà sản xuất phải được gửi cho cơ quan nhà nước nào để xem xét, ban hành quyết định chấp thuận cam kết?
- Việc giám sát thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá của nhà sản xuất có thể thực hiện theo định kỳ hay không?
- Trường hợp nào thì nhà sản xuất được coi là vi phạm cam kết loại trừ bán phá giá?
Cam kết loại trừ bán phá giá của nhà sản xuất phải được gửi cho cơ quan nhà nước nào để xem xét, ban hành quyết định chấp thuận cam kết?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá như sau:
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.
2. Cam kết bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi hàng hóa;
b) Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
c) Nghĩa vụ thông báo định kỳ;
d) Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
đ) Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
...
Ngoài ra, tại Điều 39 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về quyết định về việc cam kết loại trừ bán phá giá như sau:
Quyết định về việc cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp
1. Căn cứ báo cáo của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết.
2. Các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này phải được công bố công khai cho các bên liên quan bằng phương thức thích hợp.
...
Theo đó, cam kết loại trừ bán phá giá phải được gửi cho cơ quan nhà nước điều tra xem xét để báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Căn cứ báo cáo của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết.
Cam kết loại trừ bán phá giá của nhà sản xuất phải được gửi cho cơ quan nhà nước nào để xem xet, ban hành quyết định chấp thuận cam kết? (Hình từ Internet)
Việc giám sát thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá của nhà sản xuất có thể thực hiện theo định kỳ hay không?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc giám sát thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá như sau:
Giám sát việc thực hiện cam kết
1. Khi cam kết được chấp nhận, Bên đề nghị cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với việc thực hiện cam kết.
2. Cơ quan điều tra tiến hành giám sát việc thực hiện cam kết như sau:
a) Yêu cầu Bên đề nghị cam kết định kỳ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó;
b) Định kỳ đối chiếu thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp về khối lượng, số lượng và giá hàng hóa đang thực hiện cam kết nhập khẩu vào Việt Nam với thông tin do cơ quan hải quan cung cấp;
c) Điều tra tại chỗ đối với Bên đề nghị cam kết trong trường hợp cần thiết;
d) Kiểm tra thông tin với các nhà nhập khẩu của Bên đề nghị cam kết;
đ) Các hình thức khác Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Như vậy, cơ quan điều tra có thể giám sát việc thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá của nhà sản xuất theo định kỳ theo quy định pháp luật nêu trên.
Khi thực hiện giám sát, định kỳ cơ quan điều tra sẽ đối chiếu thông tin do nhà sản xuất cung cấp về khối lượng, số lượng và giá hàng hóa đang thực hiện cam kết nhập khẩu vào Việt Nam với thông tin do cơ quan hải quan cung cấp.
Trường hợp nào thì nhà sản xuất được coi là vi phạm cam kết loại trừ bán phá giá?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì cơ quan điều tra sẽ xem như nhà sản xuất vi phạm việc thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá nếu nhà sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bên đề nghị cam kết xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết;
- Bên đề nghị cam kết không cung cấp định kỳ thông tin về việc thực hiện cam kết được quy định trong nội dung cam kết;
- Bên đề nghị cam kết không hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc xác minh, điều tra tại chỗ những thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp định kỳ;
- Thông tin, số liệu Bên đề nghị cam kết cung cấp về việc thực hiện cam kết không chính xác;
- Bên đề nghị cam kết có hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng;
- Bên đề nghị cam kết tự ý hủy bỏ cam kết nhưng không thông báo cho Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Nghị định này;
- Các trường hợp khác do Cơ quan điều tra xác định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?