Cầm bằng lái xe máy là gì? Có được bán xe khi đang cầm bằng lái xe máy cho tiệm cầm đồ hay không?
Cầm bằng lái xe máy là gì?
Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe được hiểu là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, cho phép người đó lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới.
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (Một số cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT), các cơ quan có thẩm quyền cấp bằng lái xe gồm:
+ Cục Đường bộ Việt Nam;
+ Sở Giao thông vận tải
Hiện nay, rất nhiều tiệm cầm đồ kể cả ở nông thôn hay thành phố đều cung cấp dịch vụ cầm bằng lái xe (bằng lái xe ô tô hoặc xe máy).
Hơn nữa, nhu cầu sử dụng dịch vụ này cũng vô cùng lớn, nguyên nhân là bởi đây là 2 phương tiện giao thông đang được sử dụng rất phổ biến ở nước ta, người đủ 18 tuổi trở lên nếu thi đậu sát hạch thì đều có thể có bằng lái xe.
Theo đó, cầm bằng lái xe máy có thể được hiểu là dịch vụ cung cấp cho người muốn vay tiền một cách nhanh chóng thông qua việc cầm cố bằng lái xe máy (hạng A1 và A2), thời gian cầm cố khoảng từ 10 ngày đến 90 ngày.
Có được bán xe khi đang cầm bằng lái xe máy cho tiệm cầm đồ hay không?
Căn cứ theo Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cầm cố như sau:
Quyền của bên cầm cố
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Theo quy định một trong các quyền hạn của bên cầm cố là được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, khi đang cầm bằng lái xe máy thì bên cầm cố được phép bán xe máy trong trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoăc có quy định khác cho phép được bán tài sản cầm cố trong những trường hợp cụ thể.
Nếu như bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Cầm bằng lái xe máy là gì? Có được bán xe khi đang cầm bằng lái xe máy cho tiệm cầm đồ hay không? (Hình từ Internet)
Dùng bằng lái xe máy photo công chứng tham gia giao thông có bị xử phạt không?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Tại khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: "13. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt."
Như vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chỉ được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe.
Đối với trường hợp dùng bằng lái xe máy photo công chứng khi đã cầm bằng lái xe cho tiệm cầm đồ, người điều khiển xe máy vẫn bị xem là trường hợp không mang bằng lái xe do việc cầm bằng lái xe không phải là biện pháp thế chấp tại các tổ chức tín dụng, và vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo như mức phạt với lỗi không mang bằng lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?