Cách xác định việc chi trả mức lương hiện hưởng khi được cử đi công tác nước ngoài? Nguồn kinh phí để chi trả mức lương cho cán bộ từ đâu?
Cách xác định việc chi trả mức lương hiện hưởng khi được cử đi công tác nước ngoài?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương tối thiểu chung
Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về mức lương tối thiểu.
Bên cạnh đó tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ trả lương
1. Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế trả lương để thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Quy chế trả lương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
Việc trả lương trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
3. Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc được hưởng lương; chế độ tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
4. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Công chức dự bị và những người trong thời gian tập sự hoặc thử việc trong các cơ quan nhà nước (kể cả tập sự công chức cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng mức lương theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Điều 21 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Điều 18 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ trả lương theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy ở đây ghi nhận được hưởng 40% mức lương hiện hưởng (hệ số lương x mức lương cơ sở) cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Theo đó không bao gồm phụ cấp công tác ở địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn anh nhé (chỉ được cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung).
Chi trả tiền lương
Nguồn kinh phí để chi trả mức lương cho cán bộ từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương
1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.
4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.
Theo đó, nguồn kinh phí để chi trả mức lương cho cán bộ sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước theo quy định trên.
Việc quản lý tiền để chi trả mức lương cho cán bộ hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý tiền lương và thu nhập
1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các cơ quan hành chính được khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán và tự chủ tài chính, thì căn cứ vào kết quả tiết kiệm kinh phí hành chính và mức tăng trưởng các nguồn thu được quyền quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức lương tối thiểu chung và tăng thêm mức trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, việc quản lý tiền để chi trả mức lương cho cán bộ thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?