Cách viết hoa tên người và tên cơ quan tổ chức khác nhau như thế nào trong văn bản hành chính?
Cách viết hoa tên người và tên cơ quan tổ chức khác nhau như thế nào trong văn bản hành chính?
Cách viết hoa tên người và tên cơ quan tổ chức trong văn bản hành chính được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
A. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI
1. Tên người Việt Nam
- Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.
Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,...
- Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ,...
2. Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt
- Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.
Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn,...
- Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần.
Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,...
B. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
- Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,...
- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng,...
2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...
- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.
Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...
Cách viết hoa tên người và tên cơ quan tổ chức khác nhau như thế nào trong văn bản hành chính? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn trình bày tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản hành chính theo Nghị định 30?
Hướng dẫn trình bày tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản hành chính được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.
(3) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2 Mục IV Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Tải về Trọn bộ thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn
>> Tải về Xem trọn bộ mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn
Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính theo Nghị định 30?
Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính được quy định tại Mục IV Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Vị trí trình bày các thành phần thể thức
Ô số | : | Thành phần thể thức văn bản |
1 | : | Quốc hiệu và Tiêu ngữ |
2 | : | Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
3 | : | Số, ký hiệu của văn bản |
4 | : | Địa danh và thời gian ban hành văn bản |
5a | : | Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
5b | : | Trích yếu nội dung công văn |
6 | : | Nội dung văn bản |
7a, 7b, 7c | : | Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền |
8 | : | Dấu, Chữ ký số của cơ quan, tổ chức |
9a, 9b | : | Nơi nhận |
10a | : | Dấu chỉ độ mật |
10b | : | Dấu chỉ mức độ khẩn |
11 | : | Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành |
12 | : | Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành |
13 | : | Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. |
14 | : | Chữ ký số của cơ quan, tổ chức cho bản sao văn bản sang định dạng điện tử |
(2) Sơ đồ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?